Chú của Tổng thống Obama phải ra trước tòa di trú
- Thứ Năm, 05 tháng Mười Hai năm 2013 06:50
- Tác Giả: Người Việt
BOSTON, MA (AP) - Ông Onyango Obama, chú của Tổng Thống Obama, được lệnh phải rời khỏi Hoa Kỳ vào năm 1992, nhưng vẫn cứ ở lại nước Mỹ.
Tình trạng di trú bất hợp pháp của ông đã bị lộ năm 2011, sau khi ông bị bắt vì tội say rượu khi lái xe.
Ông Onyango Obama, chú của Tổng Thống Obama, sinh ra ở Kenya, dự kiến sẽ xuất hiện tại một phiên điều trần, để thuyết phục tòa tại sao ông nên được phép ở lại Hoa Kỳ, bất chấp việc cãi lệnh trục xuất cách đây 21 năm. (Hình: Ken McGaph/AP)
Ông Onyango Obama, 69 tuổi, sinh ra ở Kenya, là anh em cùng cha khác mẹ với người cha quá cố của tổng thống Obama, dự kiến sẽ xuất hiện tại một phiên điều trần về trục xuất ở sở di trú, để thuyết phục tòa tại sao ông nên được phép ở lại Hoa Kỳ, bất chấp việc ông cãi lệnh trục xuất cách đây 21 năm.
Có tin nói rằng sau khi bị bắt vì tội lái xe sau khi uống rượu năm 2011, chú của Obama nói: “Tôi nghĩ tôi sẽ gọi điện cho Tòa Bạch Ốc.”
Đầu năm nay, Ban Kháng Cáo Tòa Di Trú gửi hồ sơ của ông cho Văn phòng điều hành xuất nhập cảnh, yêu cầu được đánh giá lại.
Bà Margaret Wong, luật sư di trú đại diện cho ông, nói ông là "người đàn ông lớn tuổi tuyệt vời."
"Ông có đủ đặc quyền để xin ở lại Hoa Kỳ. Ông đã cư trú ở đây 50 năm," bà Wong phát biểu trước khi buổi điều trần bắt đầu.
Tòa Bạch Ốc cho biết họ kỳ vọng trường hợp của ông Onyango Obama sẽ được xử bình thường như bất cứ vụ án di trú nào khác.
Về tội lái xe khi bị ảnh hưởng của rượu, ông Onyango Obama không phủ nhận.
Vị thẩm phán xử vụ này phán rằng, ông sẽ được xóa tội, nếu không tái phạm trong vòng một năm. Luật sư Wong nói ông đã thực hiện được điều đó.
Trong cuốn hồi ký có tên "Dreams From My Father", Tổng Thống Obama viết về chuyến đi thăm Kenya vào năm 1988, và đề cập đến một “chú Omar,” người có quá khứ giống, và có cùng ngày sinh với Onyango Obama.
Ông Onyango Obama là thành viên thứ hai trong gia đình Obama cư ngụ bất hợp pháp tại Hoa Kỳ.
Em gái của ông, bà Zeituni Onyango, dì của tổng thống, được báo chí đề cập khi bà được cấp quy chế tị nạn trong năm 2010, sau khi bị lệnh trục xuất năm 2004, vì đơn xin tị nạn trước đó bị khước từ. (H.G.)
Tin mới
- Nhà báo Phạm Chí Dũng: 'Đảng chỉ còn mang bóng hình của các nhóm lợi ích' - 06/12/2013 23:39
- Nelson Mandela - Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi - từ trần - 06/12/2013 23:23
- Elton John ủng hộ giới đồng tính tại Nga - 05/12/2013 23:53
- Phó Tổng thống Mỹ yêu cầu Bắc Kinh giảm căng thẳng trong khu vực - 05/12/2013 23:24
- Pháp triển khai quân đội tại Trung Phi - 05/12/2013 23:17
- Thủ tướng Pháp thăm Trung Quốc tìm kiếm đầu tư - 05/12/2013 22:48
- Ân xá Quốc tế tiết lộ hình ảnh mới về các trại tù Bắc Triều Tiên - 05/12/2013 22:41
- Mỹ muốn hỗ trợ quân sự cho Miến Điện - 05/12/2013 22:33
- Philippines sẵn sàng giúp Miến Điện dân chủ hóa - 05/12/2013 20:19
- Luật gia Lê Hiếu Đằng : Bỏ đảng Cộng sản để trở thành công dân tự do đấu tranh - 05/12/2013 20:14
Các tin khác
- Michael Võ làm thị trưởng gốc Việt đầu tiên ở Fountain Valley - 05/12/2013 06:42
- Lãi suất hạ, dân Mỹ đổ xô đi mua xe mới - 05/12/2013 06:27
- Mỹ ngưng triệt thoái quân bị từ Afghanistan - 04/12/2013 20:52
- Hồng Kông tham khảo ý dân về bầu cử dân chủ - 04/12/2013 20:42
- Tình hình Thái Lan tạm lắng dịu trước sinh nhật của Nhà vua - 04/12/2013 20:36
- Bí ẩn vẫn bao trùm vụ cách chức nhân vật số 2 của Bình Nhưỡng - 04/12/2013 20:10
- Pháp kết luận ông Arafat không bị đầu độc - 04/12/2013 07:40
- Kim Jong Un cách chức dượng rể và xử tử nhiều quan chức - 04/12/2013 07:22
- Học sinh Đông Á đứng đầu trong bảng xếp hạng của OCDE - 04/12/2013 07:13
- Nhân dân tệ qua mặt đồng euro - 04/12/2013 07:07