Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Indonesia : Biểu tình phản đối tăng gia xăng dầu

indonesie manif petrole




Biểu tình trước trụ sở Quốc hội Indonesia phản đối chính phủ có ý định tăng giá nhiên liệu,Jakarta, 17/06/2013
REUTERS/Beawiharta


Theo AFP, hôm nay 17/6/2013, hàng nghìn người dân Indonesia đã xuống đường phản đối chính phủ dự kiến tăng giá nhiên liệu. Một số vụ ẩu đả lẻ tẻ đã nổ ra trong các cuộc biểu tình tại một số thành phố.

Theo nguồn tin của cảnh sát Indonesia, 12 ngườif đã bị thương, chủ yếu do đạn cao su của cảnh sát tại Ternate thuộc quần đảo Moques (đông bắc), khi khoảng hai nghìn người biểu tình đụng độ với lực lượng giữ gìn trật tự.

Tại Jambi (tây bắc) hàng trăm người biểu tình xông vào trụ sở nghị viện ở địa phương, cảnh sát đã phải dùng hơi cay để giải tán. Một nhà báo bị thương phải nhập viện trong vụ này.

Còn ở thủ đô Jakarta, ba nghìn người biểu tình đã tụ tập và đốt lốp xe hơi trước tòa nhà Quốc hội, trong khi các nghị sĩ đang thảo luận dự định cho tăng 30% giá xăng.

Khoảng 19 nghìn cảnh sát và quân đội đã được triển khai tại thủ đô vì lo ngại lặp lại những vụ bạo lực như hồi năm ngoái.

Khi đó các cuộc biểu tình dữ dội của dân chúng đã khiến chính phủ phải ngừng lại dự định xóa bỏ hệ thống trợ giá xăng dầu. Với hệ thống trợ giá nhiên liệu hiện hành, giá xăng ở Indonesia thuộc vào hàng thấp nhất châu Á với khoảng 50 centimes đô la một lít.

Tuy nhiên, mức sống của người dân Indonesia cũng thuộc hàng thấp nhất khu vực với gần một nửa số dân phải sống với gần 2 đô la mỗi ngày.

Từ nhiều năm nay, chính phủ Indonesia luôn tìm cách xóa bỏ chính sách giá nhiên liệu hoặc tìm cách tăng giá xăng. Nhưng cho đến giờ, mọi cố gắng của chính phủ đều thất bại bởi làn sóng phản kháng của dân chúng.

Xin nhắc lại là dự định xóa bỏ chính sách trợ giá đã được tổng thống độc tài Suharto đề xuất từ năm 1998 và đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc bạo loạn nổ ra khắp nơi, dẫn đến việc ông phải từ chức.

Chi phí cho trợ giá nhiên liệu chiếm tới 16% chi tiêu của Nhà nước đang ngày càng trở thành một gánh nặng làm thâm hụt ngân sách của Indonesia hiện đang sắp vượt ngưỡng 3%, mức trần theo luật định của đất nước này.



Switch mode views: