Venezuela : Viện trợ nhân đạo quốc tế, nỗi lo sợ của Maduro
- Thứ Năm, 14 tháng Hai năm 2019 23:00
- Tác Giả: Minh Anh
Hàng cứu trợ nhân đạo cho Venezuela tại một nhà kho ở gần cầu biên giới Tienditas, Cucuta, gần biên giới Colombia, ngày 08/02/2019
REUTERS/Luisa Gonzalez
Juan Guaido, tổng thống tạm quyền tự phong, nhiều lần yêu cầu chính quyền tổng thống Maduro và quân đội mở cửa biên giới để tiếp nhận hàng viện trợ nhân đạo quốc tế.
Một lời đề nghị luôn bị chính quyền Caracas từ chối. Câu hỏi đặt ra : Vì sao tổng thống Nicolas Maduro kiên quyết không nhận hàng viện trợ nhân đạo quốc tế ?
Viện trợ nhân đạo đang trở thành một « con tin chính trị », một cuộc đấu trí cân não giữa hai vị tổng thống của Venezuela.
Juan Guaido, lãnh đạo đối lập, chủ tịch Quốc Hội và tổng thống lâm thời tự phong liên tục gia tăng sức ép đối với chính quyền tổng thống Maduro, kêu gọi quân đội mở cửa biên giới để hàng viện trợ nhân đạo được đến tay người dân.
Ông cảnh báo rằng việc ngăn cản cứu trợ nhân đạo là một « tội ác chống nhân loại ».
Ngược lại, chính quyền Caracas thông qua lời đại sứ Venezuela bên cạnh Liên Hiệp Quốc khẳng định « không có khủng hoảng nhân đạo tại Venezuela. Chẳng qua là vì nền kinh tế bị ngăn chặn và vây hãm ».
Tổng thống Maduro đổ mọi trách nhiệm khan hiếm lương thực và thuốc men lên Hoa Kỳ, quốc gia đã ban hành các lệnh trừng phạt và đã cùng với các đồng minh tiến hành một cuộc chiến kinh tế nhắm vào Venezuela.
Trong cuộc đọ sức này, giới chuyên gia Pháp đưa ra hai lý giải vì sao Maduro kiên quyết ngăn chận hàng viện trợ quốc tế.
Thứ nhất là nỗi lo một cuộc can thiệp quân sự và chính trị của nước ngoài.
Bà Paula Vasquez, nhà nhân chủng học người Venezuela thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp, trên Le Figaro có đưa ra một lý giải :
« Một đợt viện trợ nhân đạo hiếm khi thật sự mang tính nhân đạo vì chương trình này là do các quốc gia hay Liên Hiệp Quốc phân phối.
Điều đó có thể biến thành một cuộc chiếm đóng quân sự, bởi vì quân đội là những tổ chức duy nhất có khả năng cung cấp hậu cần để mang đến sự trợ giúp này ».
Mà bài học kinh nghiệm Haiti là một minh chứng rõ ràng nhất.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên Venezuela từ chối nhận viện trợ nhân đạo.
Năm 1999, khi xảy ra thảm kịch sạt lở đất lớn nhất ở Vargas làm hàng ngàn người chết và mất tích, tổng thống Venezuela lúc bấy giờ, ông Hugo Chavez đã từ chối sự trợ giúp của quốc tế khi cho rằng sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại Venezuela sẽ xâm phạm đến chủ quyền lãnh thổ đất nước.
Có một câu hỏi mà chính quyền Maduro luôn canh cánh lo âu : Nguồn gốc hàng viện trợ này đến từ đâu ?
Nếu là từ các tổ chức phi chính phủ thì đó có thể xem đó là một chương trình nhân đạo.
Nhưng nếu là nguồn viện trợ từ các nước hay Liên Hiệp Quốc, Nhà nước Venezuela có nguy cơ đối mặt với rủi ro bị tước mất vai trò thực hiện các nhiệm vụ cơ bản, bởi vì các định chế quốc tế, vốn tự cho rằng đất nước mà họ can thiệp là một nước đang suy yếu, như giải thích của bà Paula Vasquez.
Thứ hai, về mặt chính trị, để hàng viện trợ quốc tế vào trong nước sẽ là một sự sỉ nhục, một thất bại chính trị thật sự đối với ông Maduro trước đối thủ Guaido.
« Nếu như quân đội quyết định áp tải việc tiếp nhận hàng cứu trợ, chính quyền Maduro sẽ bị mất uy tín.
Juan Guaido sẽ hiển nhiên được công nhận như là tổng tư lệnh Các Lực lượng quân đội Quốc gia Bolivar », như nhận xét của ông Victor Alvarez, cựu bộ trưởng Công Nghiệp Venezuela giai đoạn 2004-2006 với Le Figaro.
Trong thế tiến thoái lưỡng nan này, bất kể quyết định là gì đi chăng nữa « mở hay chặn cửa », tổng thống Maduro đều cảm thấy « bị mất mặt ».
Ông chỉ còn biết giận dữ chỉ trích Hoa Kỳ và những nước hùa theo khi cho rằng Venezuela giờ đang nằm trong « tâm bão địa chính trị », tố cáo Hoa Kỳ muốn lật đổ ông để chiếm đoạt nguồn dự trữ dầu khí dồi dào nhất hành tinh.
Tin mới
- Hội nghị an ninh Munich mổ xẻ vai trò châu Âu - 17/02/2019 05:11
- Pháp - Ý giảm căng thẳng ngoại giao - 17/02/2019 05:03
- Hồi 14 của Áo Vàng : 56% người dân Pháp muốn phong trào chấm dứt - 16/02/2019 22:32
- NT Mỹ hy vọng Thượng Đỉnh Hà Nội bàn về tuyên bố kết thúc chiến tranh - 16/02/2019 00:34
- Đàm phán thương mại Mỹ-Trung : Tập Cận Bình nói đến "tiến bộ" - 16/02/2019 00:15
- Mỹ hô hào đồng minh và đối tác can dự vào Biển Đông, Bắc Kinh tức tối - 15/02/2019 23:58
- Ngoại trưởng Venezuela bí mật gặp chính quyền Mỹ - 15/02/2019 23:41
- Tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi đặc biệt khiến châu Âu lo ngại. - 15/02/2019 23:32
- Brexit : Nghị Viện Anh bác cách thức tái đàm phán của thủ tướng May - 15/02/2019 20:18
- Hội nghị Vacxava về Trung Đông bế mạc, phó TT Mỹ lên án Iran - 15/02/2019 19:48
Các tin khác
- Liên Âu đưa Ả Rập Xê Út vào danh sách quốc gia tài trợ khủng bố - 14/02/2019 21:31
- Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn hiệp định tự do mậu dịch và đầu tư với Singapore - 14/02/2019 21:13
- Báo chí Tây Ban Nha : Liên minh nguy hiểm giữa TT Sanchez và phe đòi ly khai - 14/02/2019 20:32
- Việt Nam hưởng lợi ra sao khi làm Chủ nhà thượng đỉnh Mỹ-Triều? - 13/02/2019 22:08
- Thái Lan : Đảng đã giới thiệu Công Chúa ra tranh cử có nguy cơ giải tán - 13/02/2019 18:43
- Quân đội Venezuela : Chia rẽ ? - 13/02/2019 18:23
- Brexit : Thủ tướng Anh bị đối lập cáo buộc "câu giờ" - 13/02/2019 18:05
- Mở mặt trận chống Iran và Nga, chiến lược nguy hiểm của Mỹ và Ba Lan - 13/02/2019 17:12
- 80 năm Retirada : Khi nửa triệu người Tây Ban Nha tha hương sang đất Pháp - 13/02/2019 17:01
- Mỹ: Trùm buôn lậu ma túy El Chapo đối mặt với án tù chung thân - 13/02/2019 16:44