Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Pháp : Tiếng nói nhân dân giải quyết vấn nạn quốc gia

macron debate



Pháp : Tổng thống Emmanuel Macron trao đổi với xã trưởng, thị trưởng ở Grand Bourgtheroulde, Normandie, ngày 15/01/2019.REUTERS/Philippe Wojazer

 

  Trong bối cảnh phong trào Áo Vàng tiếp tục tranh đấu gây áp lực, giải pháp tham khảo ý kiến toàn dân đã được khởi động.
Bức thư ngỏ của tổng thống Macron, công bố hôm Chủ nhật 13/01/2018 đặt người công dân Pháp vào thế dấn thân định đoạt chính sách.

Từ nền dân chủ đại diện, nước Pháp thí nghiệm hình thức mới gọi là « dân chủ tham gia ».

 Sau cuộc xuống đường lần thứ 9 của phong trào Áo Vàng thứ Bảy tuần trước, chiến dịch đại thảo luận trên toàn quốc khai mở kể từ ngày 15/01 cho đến 15/03/2019.

Đúng như thông báo của tổng thống Emmanuel Macron qua thông điệp truyền hình ngày 10/01/2019, ba hôm sau dân Pháp « nhận » được bức thư ngỏ mời gọi « góp ý » tìm giải pháp cho các vấn đề gây bất bình trong dân chúng và đánh mất lòng tin vào giới chính trị gia.

Trong vòng hai tháng, các công dân từ thành thị đến thôn quê có cơ hội trực tiếp phát biểu nguyện vọng qua các cuộc thảo luận hay gửi ý kiến về trang web dành riêng cho chiến dịch « thảo luận toàn quốc », không có điều gì «cấm kỵ», theo như lời hứa của tổng thống

Dân chúng được mời nói lên những bất cập trong cách tổ chức vận hành đất nước, để cùng tìm đáp án giải quyết vấn nạn đe dọa nền tảng của chế độ Cộng hoà.
Để làm gương, đích thân tổng thống Macron đến vùng Normandie, trao đổi với hơn 600 vị xã trưởng, thị trưởng ngay ngày đầu tiên.

 Trong vòng 7 tiếng đồng hồ, ông trả lời tất cả các câu hỏi, nguyện vọng của từng người và chinh phục được cảm tình của các nhà đại diện dân cử địa phương, theo nhận định của chính những người tham dự.
Vấn đề còn lại là phải thuyết phục được phe Áo Vàng.
Từ hai tháng nay, các phe cực đoan từ tả đến hữu đều khai thác triệt để, đòi giải tán Quốc Hội, đòi tổng thống từ chức.

Tin giả cộng với nhiều vụ hành hung phóng viên càng làm tăng tâm lý hoang mang.

Liệu cuộc đối thoại này có cơ may vãn hồi ổn định xã hội hay không ? Ý nghĩa chính trị của « Lá bài cuối cùng này » như thế nào ?

RFI đặt câu hỏi với nhà báo Nguyễn Văn Huy, tạp chí Thông Luận, Paris :

Nhà báo Nguyễn Văn Huy :
« Đây là lần đầu tiên trong các quốc gia dân chủ châu Âu có một cuộc thảo luận toàn quốc do chính phủ khởi động, kêu gọi toàn dân tham gia.
Có thể nói đây là điều đặc biệt trong tiến trình dân chủ hóa của xã hội châu Âu trong giai đoạn gần đây….

Về nội dung, bức thư của tổng thống Macron có 35 câu hỏi nhưng có thể tóm tắt trong bốn vấn đề chính : thuế khóa có hợp lý không, tổ chức xã hội kinh tế có đáp ứng nhu cầu của người dân hay không, thứ ba là liệu nước Pháp có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về môi sinh hay không và cuối cùng là xét lại bản Hiến pháp…

Chính phủ Macron tỏ ra biết lắng nghe. Bởi vì các cuộc biểu tình đầu tiên làm chính phủ bất ngờ nhưng với thời gian, người ta nhận thức đây là một cuộc khủng hoảng xã hội, chính phủ không thể làm ngơ.

Do vậy vấn đề tổ chức cho người dân đóng góp ý kiến mới đặt ra. Từ đó,chính phủ tìm cách giải quyết.

Đối thoại là bước đầu tiên để mọi người đóng góp ý kiến để sau này không ai có thể nói là tôi không được lắng nghe.
Chính phủ cũng tạo điều kiện cho người dân ở làng xã cũng có tiếng nói. Đây gọi là « dân chủ tham gia trực tiếp ».
Từ chế độ « dân chủ đại diện » đã mở ra một khía cạnh khác là « dân chủ tham gia ».

 
 
 
 
Switch mode views: