Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thủ tướng Đức tới Hy Lạp bàn về khủng hoảng tị nạn

greece germany merkel


Thu tướng Hy Lạp Alexis Tsipras tiếp thủ tướng Đức, bà Angela Merkel tại Athens ngày 10/01/2019.
REUTERS/Alkis Konstantinidis

 

Cuộc khủng hoảng tị nạn tiếp tục là vấn đề gây mâu thuẫn lớn tại châu Âu và là một trong những chủ đề chính trong chuyến công du Hy Lạp của thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 10/01/2019.

Đây là lần đầu tiên bà Merkel tới Hy Lạp kể từ khi ông Alexis Tsipras nhậm chức thủ tướng năm 2015.

Trong chuyến công du này, thủ tướng Đức cũng hoan nghênh việc Hy Lạp công nhận tên gọi mới của Cộng Hòa Bắc Macedonia - một thành viên của Liên Bang Nam Tư cũ - chấm dứt bất đồng 30 năm nay, cho phép Cộng Hòa Bắc Macedonia đàm phán gia nhập Liên Hiệp Châu Âu và NATO.

Từ Athens, thông tín viênCharlotte Stiévenard tường trình:

« Alexis Tsipras ôm hôn lãnh đạo Đức Angela Merkel trước phủ thủ tướng Hy Lạp ở thủ đô Athens.
 Sau hai giờ thảo luận riêng, hai thủ tướng trở lại phát biểu trước công chúng về cuộc khủng hoảng nhập cư. Đối với thủ tướng Đức, còn nhiều việc phải làm :

‘‘Thỏa thuận giữa Liên Hiệp Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ đã mang lại nhiều kết quả, nhưng không đủ. Hôm nay, chúng tôi muốn nói đến vấn đề này, đặc biệt liên quan đến việc những người tị nạn buộc phải rời khỏi Hy Lạp’’.

Thỏa thuận Liên Âu - Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến đưa người tị nạn Syria sang Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng trên thực tế, thỏa thuận này đã không được thực thi.
 Rất nhiều người tị nạn đang phải sống chen chúc trong một số trại tại các đảo của Hy Lạp trên biển Agean, nhiều khi không bảo đảm điều kiện vệ sinh.

Trong lúc các thương thuyết về quy chế mang tên Dublin - tức quy chế chia sẻ gánh nặng đón tiếp người xin tị nạn tại châu Âu - bế tắc, thủ tướng Hy Lạp chỉ trích các quốc gia gây ra tình trạng này.

Ông nói : ‘‘Có các nước cho rằng nguyên tắc đoàn kết được áp dụng tùy theo tình huống. Họ muốn đoàn kết trong vấn đề trợ giúp kinh tế, thông qua các quỹ tương trợ, thế nhưng về một chủ đề quan trọng như khủng hoảng tị nạn, thì nguyên tắc đoàn kết lại không tồn tại nữa’’.

Chỉ trích của thủ tướng Hy Lạp trên thực tế nhắm vào ‘‘nhóm Visegrad’’, bao gồm bốn quốc gia Hungary, Ba Lan, Cộng Hòa Séc và Slovakia, với lập trường từ chối tiếp nhận người tị nạn ».


 
 
 
 
Switch mode views: