Bài học Thế Chiến: Guterres, Merkel báo động hoà bình bị đe dọa
- Thứ Ba, 13 tháng Mười Một năm 2018 00:00
- Tác Giả: Tú Anh
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Angela Merkel tại Diễn Đàn Hòa Bình Paris, tổ chức nhân kỷ niệm 100 năm ngày Đình Chiến 1918. Ảnh chụp tại Paris ngày 11/11/2018.
REUTERS/Gonzalo Fuentes/Pool
« Dự án hoà bình của châu Âu » sau năm 1945 đang bị đe dọa vì làn sóng chủ nghĩa dân tộc cực đoan và dân túy.
Trên đây là phát biểu hôm 11/11/2018 của thủ tướng Đức Angela Merkel, được tổng thư ký Liên Hiệp Quốc chia sẻ tại Diễn Đàn Hoà Bình, một sáng kiến của Pháp nhân 100 năm Thế Chiến I kết thúc.
Trong bài phát biểu đầu tiên tại Diễn Đàn Hoà Bình, được tổ chức tại Paris nhân lễ kỷ niệm 100 năm Thế Chiến Thứ Nhất kết thúc, thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng tình hình thế giới hiện nay rất đáng lo : Hợp tác quốc tế, bảo đảm quân bình quyền lợi các quốc gia và kể cả dự án hoà bình ở châu Âu cũng bị thách thức vì chủ nghĩa dân tộc một chiều.
Không trực tiếp công kích một nước nào, Mỹ, Nga hay Trung Quốc, thủ tướng Đức khuyến cáo về những hành động đơn phương bất chấp những cam kết đa phương và song phương, những mưu toan làm tê liệt Liên Hiệp Quốc.
Theo thủ tướng Angela Merkel, phá hủy một định chế quốc tế thì dễ, nhưng xây dựng thì rất khó.
Tiếp lời thủ tướng Đức, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres lưu ý những yếu tố hiện nay « dường như » đang đưa thế giới « trở lại thập niên 1930 », thời kỳ trước Thế Chiến Thứ Hai.
Những yếu tố đáng ngại đó là khủng hoảng tài chính 2008, là « các cuộc bầu cử ở hai bên bờ Đại Tây Dương trong năm 2016 », hàm ý nói đến sự kiện Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ và sự thắng thế của các đảng bài ngoại tại châu Âu.
Theo tổng thư ký Liên Hiệp Quốc « một xã hội bị phân cực, nền tảng dân chủ và Nhà Nước thượng tôn pháp luật bị sói mòn, quan niệm sai lầm về bản sắc dân tộc, thái độ khinh thường các nguyên tắc dân chủ là « liều thuốc độc » đánh vào chủ nghĩa đa phương » .
Phát huy một thế giới hoà bình, đa phương cũng là thông điệp của tổng thống Pháp Emmanuel Macron vài giờ trước đó tại Khải Hoàn Môn, Paris.
Tin mới
- ASEAN muốn Miến Điện quy rõ trách nhiệm về các tội ác ở bang Rakhine - 13/11/2018 21:46
- Quan niệm mới ''Ấn Độ - Thái Bình Dương'' : Một thách đố với ASEAN - 13/11/2018 20:31
- Trung Quốc: Một nhóm sinh viên mác-xít bị bắt vì ủng hộ công nhân tranh đấu - 13/11/2018 19:48
- Hàn Quốc trấn an về các bức ảnh vệ tinh căn cứ tên lửa Bắc Triều Tiên - 13/11/2018 19:40
- Pháp tưởng niệm các vụ khủng bố Paris ngày 13 tháng 11 - 13/11/2018 19:32
- Mỹ: Hỏa hoạn dữ dội tại California đã khiến hơn 40 người thiệt mạng - 13/11/2018 19:08
- Syria : Assad sửa luật có thể khiến hàng triệu người mất nhà - 13/11/2018 18:55
- Dân Paris uống rượu vang nhiều nhất thế giới - 13/11/2018 18:09
- Cháy rừng California: 31 người thiệt mạng, 200 người mất tích - 13/11/2018 00:55
- Hồ sơ Rohingya nổi cộm tại Thượng Đỉnh ASEAN ở Singapore - 13/11/2018 00:20
Các tin khác
- Chân dung người lính Việt Nam trong Thế Chiến I (1914-1918) - 12/11/2018 23:51
- Quần Đảo Marshall tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền - 12/11/2018 23:34
- Ý tổ chức hội nghị quốc tế về Libya - 12/11/2018 23:25
- Mỹ vẫn phải gắn bó với châu Âu vì lợi ích chiến lược và kinh tế - 12/11/2018 23:18
- Internet: Hàng chục nước và đại tập đoàn công nghệ ký Lời Kêu Gọi Paris - 12/11/2018 20:04
- Syria: Lực lượng Ả Rập - Kurdistan phản công quân thánh chiến - 12/11/2018 19:45
- Cháy ở California: Gần 30 người chết, hàng trăm người mất tích - 12/11/2018 19:34
- Anh, Úc, New Zealand, Ấn Độ kỷ niệm 100 năm chấm dứt Thế Chiến I - 12/11/2018 19:14
- Lãnh đạo Mỹ - Pháp "đối chiếu quan điểm" trong ba giờ hội kiến - 12/11/2018 18:28
- Bầu cử giữa kỳ tại Mỹ : Bang Florida kiểm lại phiếu - 12/11/2018 18:19