Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thượng hội đồng Chính Thống Giáo họp bàn về tương lai của Giáo Hội Ukraina

patriarche orthodoxe

Đức thượng phụ Filaret, người muốn Giáo Hội Ukraina được độc lập. Ảnh 28/09/2018.
REUTERS/Valentyn Ogirenko

Từ ngày 10 đến 11/ 10/2018, Thượng hội đồng Chính Thống Giáo họp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Một trong các chủ đề chính được bàn thảo là viễn cảnh Giáo Hội Chính Thống Ukraina hoàn toàn tách khỏi Giáo Hội Chính Thống Nga.

Nếu chuyện này xảy ra thì chắc chắn Giáo Hội Nga sẽ phản ứng dữ dội.
 Chính Thống Giáo Phương Đông có thể lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất trong lịch sử.

Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot cho biết cụ thể :

« Khoảng vài chục tín đồ tập hợp trong thánh đường nhỏ, thuộc một trong các tu viện cổ nhất của thủ đô nước Nga. Chính ở đây mà cuộc xung đột giữa thượng phụ Matxcơva với giáo trưởng Kiev được nhiều người buồn rầu nhắc đến.

Một phụ nữ bày tỏ: Tôi cho rằng tất cả chúng tôi thuộc về cùng một gia đình, bất chấp các vấn đề chính trị. Đối với tôi, việc này như thể là một gia đình bị chia tách. Điều này thật khủng khiếp.

Kể từ năm 2014 và xung đột tại miền đông Ukraina, quan hệ giữa giáo quyền Matxcơva và giáo quyền Kiev không ngừng tồi tệ đi.
Giờ đây, Giáo Hội Ukraina muốn độc lập hoàn toàn với Giáo Hội Nga.

Theo linh mục Ermogene, việc chia tách hoàn toàn sẽ là một bị kịch thực sự:
Kiev không chỉ là thủ đô của UKraina. Đối với tôi, đó là một thành phố thiêng, một bộ phận làm nên thân thể mầu nhiệm của Giáo Hội chúng tôi. Khi người ta chia xé nó, kết quả sẽ là một thảm kịch.

Để được công nhận độc lập, Giáo Hội Ukraina đã hướng về phía đức thượng phụ thành Constantinople, người được coi là có thẩm quyền tinh thần cao nhất trong thế giới Chính Thống Giáo.

Tuy nhiên, nếu đề nghị này được chấp nhận, Giáo Hội Nga đe dọa sẽ cắt đứt mọi quan hệ với Constantinople. Và đây sẽ là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong nội bộ Chính Thống Giáo Phương Đông, kể từ cuộc phân liệt với Giáo Hội Tây Phương cách nay gần 1.000 năm ».

Switch mode views: