Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Macedonia "chặn ảnh hưởng Nga"

Macedonia
Người chống đổi tên nước Macedonia mang áo thể thao, với dòng chữ Nước Nga, biểu tình ngày 23/6/2018 tại Skopje.
Robert ATANASOVSKI / AFP

Vào ngày 30 tháng 09 năm 2018, Macedonia trưng cầu dân ý đổi tên mới là « Cộng hoà Bắc Macedonia », chấm dứt tình trạng trùng lập với một tỉnh biên giới của Hy Lạp.

Lo ngại Matxcơva « can thiệp » giúp phe « chống » để duy trì nguyên trạng, đích thân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Skopje để hậu thuẫn phe « thuận ».

Đúng theo thỏa thuận ký với Hy Lạp hồi tháng 7 mở đường cho Macedonia, một bang của Nam Tư cũ, gia nhập NATO và đàm phán làm thành viên Liên Hiệp Châu Âu, cử tri sẽ phải bỏ phiếu thuận chấp nhận tên mới là « Cộng hoà Bắc Macedonia ».

Chính vì thế, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ bay sang Skopje, lần lượt tiếp xúc với đồng nhiệm Ludmila Sekerinska và thủ tướng Zoran Zeav, kiến trúc sư của hiệp định lịch sử ký với Hy Lạp, đổi tên nước.
Chủ nhân Lầu Năm Góc cũng sẽ gặp tổng thống Gjorgje Ivanov, người cùng quan điểm với phe quốc gia chủ nghĩa, chống việc đổi tên nước.

Trên máy bay, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tố giác điều mà ông gọi là « chiến dịch gây ảnh hưởng của Nga, đánh lừa cử tri, tài trợ cho các nhóm chống trưng cầu dân ý ». Tướng Mattis lý giải « hãy để cho dân Macedonia tự quyết định tương lai, thế nào cũng được, nhưng không để một nước khác quyết định hộ ».

Một tiền lệ đã xảy ra vào năm 2017 với Montenegro, mặc dù Nga và một phần công luận địa phương phản đối kịch liệt, cuối cùng tiểu quốc Balkan này, với 600.000 dân vẫn gia nhập NATO, sau trưng cầu dân ý.

Theo bà Laura Cooper, viên chức đặc trách hồ sơ nước Nga và Trung Âu trong bộ Quốc Phòng Mỹ, Matxcơva dùng tiền khuyến khích cử tri vắng mặt và tung tin thất thiệt thậm chí đe dọa để làm thay đổi ý định bầu « thuận », hiện đang chiếm đa số.

Trái lại, đại sứ Nga tại Skopje cho là « tây phương đang gây sức ép tinh thần rất nặng nề » lên cử tri Macedonia.
Báo chí, truyền thông Macedonia cũng ủng hộ đổi tên nước để hội nhập Liên Hiệp Châu Âu.

Tuy nhiên, con đường trước mặt còn nhiều chướng ngại.
 Theo Hiến Pháp, trưng cầu dân ý chỉ có giá trị « tham khảo ý dân ».
 Sau đó, Quốc Hội sẽ biểu quyết chấp thuận hay không với « đa số hai phần ba ».

Switch mode views: