Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Duterte và chính sách đối ngoại gây tranh cãi của Philippines

Duterte

Dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Philippines được nhiều người xem là người bạn thân mới của Trung Quốc.

Suy cho cùng, lãnh đạo của Philippines đã phá bỏ vai trò lâu nay của quốc gia này như là một nhân tố luôn phản đối mạnh mẽ sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cũng giảm thiểu hợp tác an ninh với đồng minh  hiệp ước của mình là Hoa Kỳ.

Duterte đã cho dừng tất cả những chính sách của người tiền nhiệm Benigno Aquino, “đặt sang một bên” phán quyết của tòa trọng tài chống lại Trung Quốc ở Biển Đông để theo đuổi mối quan hệ nồng ấm hơn với Bắc Kinh.

Không giống như bất kỳ nhà lãnh đạo Philippines nào trong quá khứ, ông Duterte đã tung hô Trung Quốc hết lời, công khai thể hiện tình cảm quý mến của mình đối với Tập Cận Bình, mô tả họ như là người bảo vệ của Philippines, và còn trơ tráo kêu gọi những nước nhỏ hơn hãy “ngoan ngoãn” và “khiêm nhường” để đổi lấy lòng “nhân từ” của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Duterte không phải đại diện tiếng nói của toàn bộ người dân Philippines, và đằng sau những lời khoa trương của ông, nhiều trung tâm quyền lực khác cũng đang tranh luận, thay đổi và chống lại chính sách thân Trung Quốc.
Đặc biệt, giới quốc phòng Philippines đã xoay sở để bảo vệ những nền tảng hợp tác quân sự toàn diện với Washington, trong khi vẫn tiếp tục giám sát và phản đối sự hiện diện đang gia tăng của Trung Quốc trên khắp vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền.

Người bạn thân mới của Trung Quốc

Đầu tiên, chính quyền Duterte đã thi hành một chính sách rất hợp lý về đa dạng hóa chiến lược, mở lại các kênh truyền thông với Trung Quốc và giảm sự phụ thuộc vào các đồng minh truyền thống.

Trên thực tế, Philippines đã bắt đầu áp dụng một chiến lược cân bằng bình đẳng, không quá khác biệt so với cách tiếp cận phòng bị nước đôi của các quốc gia cũng đang có tranh chấp ở Biển Đông là Việt Nam và Malaysia.

Đối với Duterte, một chính sách đối ngoại “độc lập” có nghĩa là có thể duy trì các mối quan hệ tốt với mọi quốc gia lớn và không đứng hẳn về phía một cường quốc bất kỳ để chống lại một cường quốc khác.

Với sự tôn trọng dành cho Trung Quốc, chính quyền ông Duterte đã có ý định bảo đảm những tranh chấp ở Biển Đông không trở thành yếu tố quyết định trong tổng thể các mối quan hệ song phương giữa hai nước.

Giữa lúc hy vọng có thể phát triển sở hạ tầng hiện đại tại những vùng ngoại vi của Philippines, đặc biệt là quê hương của mình, hòn đảo Mindanao, Duterte nhìn nhận Trung Quốc là một đối tác quan trọng cho sự phát triển của quốc gia.

Vấn đề nảy sinh là khi chính Duterte đã từ bỏ cách tiếp cận hợp lý này khi phản ứng những chỉ trích của phương Tây về sự thiếu tôn trọng nhân quyền của ông.
 Đây là hậu quả của cuộc chiến chống ma túy bị cho là đã cướp đi mạng sống của hàng nghìn người bị tình nghi buôn bán ma túy.

Nhận thấy sự xa cách ngày càng tăng giữa Duterte và những đối tác truyền thống ở phương Tây, Trung Quốc đã khôn khéo thể hiện mình là một người bảo trợ chiến lược đáng tin cậy, có thể hỗ trợ đầy đủ về mặt ngoại giao trên nhiều diễn đàn cho cuộc chiến chống ma túy đầy tranh cãi, đặc biệt là ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Đồng thời Trung Quốc cũng đề nghị xây dựng những trung tâm cai nghiện lớn tại Philippines.

Cuộc “tấn công hấp dẫn” của Trung Quốc đã được đền đáp xứng đáng khi vào năm 2017, Duterte đã tận dụng vị trí chủ tịch của ASEAN để bảo vệ Bắc Kinh trước những lời chỉ trích về các hoạt động cưỡng ép ở Biển Đông.

Trung Quốc đã hài lóng khi ông nói với các cường quốc ngoài khu vực rằng những tranh chấp ở Biển Đông “tốt hơn hết là không nên động đến”, đồng thời từ chối nêu phán quyết của trọng tài về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc trên bất kỳ diễn đàn đa phương nào.
Sự ve vãn chiến lược của Duterte đối với Trung Quốc đạt tới đỉnh điểm khi ông thậm chí còn nói lấp lửng rằng Philippines sẽ trở thành một “tỉnh của Trung Quốc”.

Chính quyền kép

Đáng lo ngại hơn, Tổng thống Philippiness dường như cũng đã bật đèn xanh cho Trung Quốc để mở rộng khả năng tiếp cận quân sự tại các căn cứ không quân và cảng ở Davao, bất chấp giữa hai nước không hề có bất kỳ thỏa thuận quốc phòng chính thức nào.

Chính quyền Duterte cũng thúc đẩy Thỏa thuận Phát triển chung ở Biển Đông, ngay cả khi điều này có thể dẫn tới việc hợp pháp hóa các tuyên bố về “đường chín đoạn” của Trung Quốc, những tuyên bố đã bị phán quyết của tòa trọng tài Hague bác bỏ năm 2016.

Trên thực tế, Duterte không chỉ đang mạo hiểm vi phạm Hiến pháp Philippiness, văn bản đã ngăn cấm các thỏa thuận phát triển chung trong vùng đặc quyền kinh tế quốc gia, mà còn coi thường phán quyết của tòa trọng tài.
Việc Duterte công khai nghiêng về phía Trung Quốc đã gây ra một phản ứng dữ dội trên diện rộng.

Giới quốc phòng, các chính khách nổi tiếng, giới truyền thông, các nhóm xã hội dân sự và công chúng đều bày tỏ phản đối trước sự hòa hoãn của chính phủ đối với Trung Quốc.
Góp phần quan trọng không kém là vai trò đi đầu của Phó Tổng thống Leni Robredo và quyền Thẩm phán Tòa án tối cao Antonio Carpio trong việc tập hợp công chúng chống lại chính sách Biển Đông của Duterte.

Và trong những ngày gần đây, cựu Tổng thống Aquino đã bước vào cuộc chiến, chỉ trích người kế nhiệm của mình đã thực hiện chính sách bị coi là từ bỏ những tuyên bố chủ quyền của quốc gia ở Biển Đông.

Các phương tiện truyền thông chính thống cũng như các nhà hoạch định nổi tiếng đã nhấn mạnh mối đe dọa Trung Quốc đối với lợi ích của Philippiness trong khu vực, đồng thời cảnh báo trước các khoản đầu tư lớn của Trug Quốc trước những lo ngại về rủi ro “bẫy nợ”.
Duterte đã thất vọng khi Trung Quốc vẫn chưa thực hiện được một hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng  cụ thể đáng chú ý nào ở Philippiness.

Các cuộc khảo sát hàng đầu cũng cho thấy 73% người Philippines muốn Tổng thống khẳng định quyền chủ quyền của quốc gia trước Trung Quốc dựa trên phán quyết tòa trọng tài năm 2016, trong khi gần như 9 trên 10 người muốn ông Duterte nắm lại quyền kiểm soát các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông như bãi cạn Scarborough và Đá Vành Khăn.

Nhận thức của công chúng về Trung Quốc đa phần vẫn còn tiêu cực, hành vi quấy rối của Trung Quốc đối với ngư dân Philippines ở bãi cạn Scarborough cũng như các hành vi khác là nguồn cơn thường trực gây nên bất bình và thù địch trong cộng đồng dân chúng Philippines.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là sự phản kháng của Lực lượng vũ trang Philippines khi nhấn mạnh “các nghĩa vụ theo hiến pháp” của mình để bảo vệ quyền chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ở Biển Đông, công khai kêu gọi chính quyền có lập trường cứng rắn hơn trong các tranh chấp.
 Và trong một số trường hợp, đơn vị này cũng tiết lộ thông tin về việc Trung Quốc đe dọa chủ quyền của Philippines tới truyền thông và các thành viên của phe đối lập.

Giới quân đội cũng từng bước tái thiết hợp tác quốc phòng với Washington, gia tăng số lượng thành viên tham gia cuộc diễn tập Balikatan thường niên giữa hai nước (từ 5.000 tới 8.000) cũng như khôi phục các cuộc tập trận với Hoa Kỳ ở Biển Đông vào năm nay.

Hệ quả là một chính sách đối ngoại mang tính tranh cãi, với việc chính quyền của ông Duterte thường buộc phải hiệu chỉnh lại quan hệ thân thiện của mình đối với Trung Quốc để ngăn chặn phản ứng dữ dội trong nước.

Chính trong bối cảnh này chúng ta nên hiểu sự thay đổi tông giọng của Duterte đối với Trung Quốc vài tuần trở lại đây khi cho rằng cường quốc châu Á này “không thể chỉ tạo ra những hòn đảo rồi tuyên bố chủ quyền với vùng biển xung quanh các thực thể này” và khiển trách Bắc Kinh vì “những lời nói khó chịu” và sự quấy rối các cuộc tuần tra của Philippines ở Biển Đông.

Mặc dù vẫn khá nổi tiếng, Duterte chưa đạt đủ quyền lực để đơn phương quyết định chính sách Biền Đông của quốc gia mình.
Nếu Trung Quốc đi quá “giới hạn đỏ”, Duterte sẽ có khả năng bị buộc phải xem xét lại việc nối lại tình hữu nghị giữa hai nước, giống như trường hợp của Aquino sau khủng hoảng bãi cạn Scarborough.

Richard Javad Heydarian là phó giáo sư khoa học chính trị trường Đại học De La Salle, Philippines.
Từ 2009 đến 2015, ông là cố vấn chính sách tại ại Hạ viện Philippines.
Ông cũng là tác giả cuốn Asia’s New Battlefield: The US, China, and the Struggle for Western Pacific.
 Bài viết được đăng trên Sáng kiến Minh bạch Biển Châu Á (AMTI), CSIS.

Nguồn: Nghiên cứu Biển Đông

Switch mode views: