Biển Đông: Bắc Kinh biến Đá Xu Bi thành một trung tâm hành chính
- Thứ Năm, 24 tháng Năm năm 2018 21:07
- Tác Giả: Trọng Thành
Ảnh chụp Đá Xu Bi (Trường Sa, Biển Đông), nơi Trung Quốc đã xây dựng 1 phi đạo cùng nhiều cơ sở có thể được dùng vào mục tiêu quân sự. Ảnh chụp ngày 21/04/2017.
Reuters/Erik de Castro
Trong số bảy thực thể địa lý mà Trung Quốc chiếm giữ tại quần đảo Trường Sa (Biển Đông), Đá Xu Bi đang được xây dựng để trở thành một căn cứ quân sự và thủ phủ hành chính tương lai của quần đảo.
Trên đây là dự báo của nhiều chuyên gia được Reuters hôm nay, 24/05/2018, dẫn lại.
Theo dữ liệu của Earthrise Media, một cơ sở truyền thông độc lập, phi lợi nhuận, trên Đá Xu Bi - hòn đảo nhân tạo nằm cách bờ biển Trung Quốc khoảng 1.200 cây số (750 hải lý) - , hiện tại đã có khoảng 400 tòa nhà, tức nhiều hơn toàn bộ số công trình trên tất cả các đảo Bắc Kinh kiểm soát tại Trường Sa.
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy cả nhiều sân bóng rổ, thao trường và nhà cửa đủ loại, cùng với các thiết bị radar.
Số lượng nhà nói trên tương đương với các công trình được xây dựng tại đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã biến thành một tiền đồn quân sự, và trung tâm hành chính của vùng Biển Đông.
Đá Xu Bi có thể trở thành nơi đồn trú của hàng trăm binh sĩ.
Theo nhà phân tích Collin Koh, ở Singapore, ba đảo nhân tạo, Đá Xu Bi (Subi Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Đá Vành Khăn (Mischief Reef), hiện do Trung Quốc kiểm soát, có thể tiếp nhận một trung đoàn, tức từ 1.500 đến 2.400 binh lính.
Theo giới chuyên gia, sau khi hoàn tất việc bồi đắp đảo nhân tạo trên qui mô lớn trong bốn năm vừa qua, cùng với các hạ tầng cơ sở quân sự và dân sự, Bắc Kinh đang thăm dò phản ứng quốc tế để có những bước đi tiếp theo.
Hồi tháng trước (4/2018), truyền thông Hoa Kỳ thông báo Trung Quốc đã bố trí tên lửa chống hạm YJ-12B, với tầm bắn 300 hải lý, và tên lửa địa đối không HQ-9B (160 hải lý) tại Subi và hai đảo nhân tạo nói trên.
Còn trong kỳ nghỉ cuối tuần qua, oanh tạc cơ Trung Quốc thực hành các bài tập cất cánh và hạ cánh tại một số đảo ở Biển Đông nhằm chuẩn bị cho « một cuộc chiến tranh ở Nam Hải » (từ ngữ Trung Quốc dùng để chỉ Biển Đông).
Trả lời Reuters, một nhà ngoại giao phương Tây kỳ cựu, nắm vững hồ sơ này, nhận xét là các nước phương Tây bắt đầu thực sự nhận thấy là cần phải có một « chiến lược mới » với Trung Quốc.
Theo nhiều nhà quan sát, hoạt động tuần tra Hải Quân để bảo vệ tự do hàng hải mà Hoa Kỳ tiến hành từ năm 2015 trở lại đây có rất ít tác động đến các kế hoạch của Bắc Kinh.
Hoạt động này thậm chí còn bị Trung Quốc lợi dụng để lấy cớ đây là « một đe dọa quân sự », nhằm khẳng định gia tăng quân sự hóa Biển Đông là điều cần thiết.
Tin mới
- MH17: Hà Lan và Úc quy trách nhiệm cho Nga - 25/05/2018 20:03
- TT Pháp muốn hợp tác với đồng nhiệm Nga trên các hồ sơ "nóng" - 25/05/2018 19:50
- Pháp : Xã hội bị chỉ trích vì cách đối xử với người già - 25/05/2018 19:32
- Bắc Triều Tiên "vẫn sẵn sàng" dù Mỹ hủy thượng đỉnh - 25/05/2018 19:21
- Giám đốc USAID: ‘Chớ trông cậy vào trợ giúp của Trung Quốc’ - 25/05/2018 02:21
- TT Trump ngưng họp thượng đỉnh, Kim Jong Un hứa sẽ chờ - 25/05/2018 02:02
- Jerusalem, trở lực để đi đến hòa bình ở Trung Đông - 24/05/2018 22:40
- Quanh chuyện thượng đỉnh Trump-Kim ‘tan vỡ’ - 24/05/2018 22:28
- Bắc Triều Tiên lại dọa hủy thượng đỉnh với Hoa Kỳ - 24/05/2018 22:08
- Quan hệ quốc phòng Việt-Ấn tiến bước: Hải Quân tập trận chung - 24/05/2018 21:58
Các tin khác
- Thượng đỉnh Macron-Putin trước thử thách của hồ sơ Syria và Ukraina - 24/05/2018 20:51
- Hơn hai tháng sau bầu cử, Ý có thủ tướng mới - 24/05/2018 20:09
- Trump dọa áp thuế mới lên xe hơi nhập vào Mỹ - 24/05/2018 20:01
- Duy trì hiệp định hạt nhân: Giáo chủ Iran đặt điều kiện với châu Âu - 24/05/2018 14:43
- MH-17: Tên lửa bắn rơi máy bay Malaysia đến từ một đơn vị Nga - 24/05/2018 14:37
- Mỹ ‘thanh lọc’ các nhà khoa học gốc Hoa - 24/05/2018 02:49
- Israel, quốc gia đầu tiên sử dụng chiến đấu cơ F-35 trên chiến trường - 23/05/2018 19:13
- Bắc Triều Tiên chuẩn bị phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri - 23/05/2018 19:05
- Hủy bãi thử hạt nhân : Nhân nhượng « rẻ » nhất của Bắc Triều Tiên - 23/05/2018 18:58
- Oanh tạc cơ Trung Quốc có thể làm mưa làm gió trên Biển Đông ? - 23/05/2018 18:26