Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Việt Nam : Biểu tình tại Hà Tĩnh kêu gọi trả tự do cho một nhà hoạt động

vietnam tran thi xuan

Biểu tình tại huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh, yêu cầu trả tự do cho bà Trần Thị Xuân, ngày 21/10/2017.
Ảnh : Facebook Lê Văn Sơn

Theo nhiều phương tiện truyền thông quốc tế và trong nước, tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, hôm qua, 21/10/2017, cả ngàn người dân đã xuống đường để kêu gọi chính quyền trả tự do cho bà Trần Thị Xuân 41 tuổi, cư dân của huyện này, một người tích cực tham gia biểu tình chống việc tập đoàn công nghiệp Đài Loan Formosa gây ô nhiễm biển.

Theo các thông tin từ địa phương, bao gồm video và ảnh chụp, được đưa lên mạng facebook, khoảng từ 3.000 đến 5.000 người dân đã tuần hành tới trụ sở Ủy ban chính quyền xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà.
Người biểu tình mang theo các biểu ngữ « Trần Thị Xuân vô tội », « Yêu cầu trả tự do cho Trần Thị Xuân ».

Hãng tin Pháp AFP cho hay bà Trần Thị Xuân bị bắt hôm 17/10. Cơ quan an ninh tỉnh Hà Tĩnh cáo buộc bà Trần Thị Xuân tham gia Hội Anh Em Dân Chủ, nhận 170 triệu đồng từ nước ngoài, để âm mưu « lật đổ chính quyền ».

Một giới chức tỉnh Hà Tĩnh xác nhận với AFP là bà Trần Thị Xuân bị khép vào điều 79 của Bộ luật hình sự, có khả năng bị kết án cao nhất là tử hình.
Trong những tháng gần đây, chế độ Hà Nội gia tăng trấn áp các nhà tranh đấu. Ít nhất 15 người bị bắt kể từ đầu năm, theo Ân Xá Quốc Tế.

Hai nữ blogger và nhà tranh đấu Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga (Thúy Nga) bị kết án lần lượt 10 năm và 9 năm tù với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », bất chấp các phản đối quốc tế.

Riêng từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 9, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ 6 nhà hoạt động, cũng được cho là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ (Brotherhood For Democracy), một tổ chức dân sự có tuyên ngôn tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam.

Đó là các ông Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Trung Trực và Nguyễn Bắc Truyển, cũng với tội danh « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân », theo điều 79 Bộ luật hình sự.

Luật sư Nguyễn Văn Đài, người sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ, bị bắt từ cuối năm 2015.
Theo giới bảo vệ nhân quyền, kể từ khi ê kíp lãnh đạo mới lên cầm quyền đầu năm 2016, các tiếng nói bất đồng chính kiến bị đàn áp nặng nề hơn.

Về lý do của đàn áp gia tăng thêm một nấc trong hiện tại, một số người cho rằng, chính quyền muốn dập tắt các tiếng nói phản kháng, trước thềm hội nghị quốc tế APEC, tổ chức tại Việt Nam giữa tháng 11 tới, một sự kiện thu hút nhiều chú ý quốc tế.

Ngày 18/10, Phóng Viên Không Biên Giới cùng một số tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế và trong nước mở chiến dịch Stop the Crackdown in Vietnam – Ngưng Ngay Đàn Áp tại Việt Nam.

Switch mode views: