Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thế giới nhất loạt lên án các vụ khủng bố ở Tây Ban Nha

spain-barcelona-eu

Châu Âu hạ cờ, tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố tại Barcelona. Ảnh tại Bruxelles ngày 18/08/2017.
Reuters

Ngay từ tối 17/08/2017, từ Pháp đến Mỹ, từ Liên Hiệp Châu Âu đến Liên Hiệp Quốc, cả thế giới đã đồng thanh lên ánloạt khủng bố tại Tây Ban Nha mà tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech tự nhận là chủ mưu.

Các lãnh đạo quốc tế đồng thời tỏ tình đoàn kết với Tây Ban Nha và khẳng định quyết tâm tiêu diệt khủng bố.

Trong một tin ngắn Twitter, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đã bày tỏ « tấm lòng liên đới của nước Pháp đối với các nạn nhân vụ tấn công bi thảm tại Barcelona » và xác định quyết tâm đoàn kết với Tây Ban Nha trong cuộc chiến chống khủng bố.

Pháp là nước nạn nhân đầu tiên của hình thức khủng bố bằng « xe húc », xảy ra cách nay một năm tại thành phố Nice, đã khiến cho hàng chục người chết.
Đô trưởng Paris, bà Anne Hidalgo, đã cho tắt đèn chiếu sáng trên Tháp Eiffel vào lúc 00 giờ 45, « để tưởng niệm các nạn nhân của vụ tấn công Barcelona ».

Các nước như Đức, Anh, Bỉ, những nạn nhân khác của khủng bố trong thời gian gần đây, cũng nhanh chóng lên tiếng tố cáo một hành vi « đáng ghê tởm », như lời phát ngôn viên thủ tướng Đức Angela Merkel, hay hành động « sát nhân điên cuồng của bọn khủng bố » như phát biểu của ngoại trưởng Bỉ.

Phản ứng cũng dồn dập đến từ Hà Lan, Ý, Hy Lạp, Nga, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Canada, và dĩ nhiên là từ các định chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu, NATO.

Riêng trong trường hợp nước Mỹ, ngay sau phản ứng của ngoại trưởng Rex Tillerson, đã cam kết sát cánh cùng Tây Ban Nha truy lùng các thành phần khủng bố.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nhanh chóng gởi tin nhắn Twitter xác định rằng « Hoa Kỳ lên án vụ tấn công khủng bố ở Barcelona và sẽ làm mọi điều cần thiết để trợ giúp Tây Ban Nha ».

Tuy nhiên, ông Trump đã lại đưa ra một lời khuyên đầy tranh cãi mà theo ông có thể giúp tiêu diệt khủng bố.
Từ New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier phân tích :

Đang lúc họp báo không lâu sau vụ tấn công khủng bố, ngoại trưởng Mỹ đã nhanh chóng cho biết là nước Mỹ « sẵn sàng hỗ trợ » chính quyền Tây Ban Nha.
Ông Rex Tillerson nói thêm : « Các kẻ khủng bố trên thế giới phải biết rằng Hoa Kỳ và các đồng minh quyết tâm truy lùng họ để đem ra truy tố trước luật pháp. »

Tổng thống Mỹ đã gởi tweet sau đó để lên án vụ tấn công khủng bố, một phản ứng nhanh chóng khác hẳn với phản ứng chậm chạp của ông sau cái chết của một phụ nữ ngày 12/08, bị một cảm tình viên Tân Quốc Xã ở Mỹ giết chết.
Tổng thống Mỹ đã kết tin nhắn Twitter của ông với câu : « Hãy cứng rắn và mạnh mẽ lên, chúng tôi yêu các bạn ».

Thế nhưng, tổng thống Mỹ đã không dừng lại ở đấy. Sau đó ông đã khuyến khích « nghiên cứu » một phương pháp cách đây một thế kỷ đã cho phép loại trừ khủng bố Hồi Giáo trong vòng 35 năm, điều từng được ông Trump nêu lên trong lúc vận động tranh cử tổng thống :
« Phải nghiên cứu những gì tướng Pershing đã làm đối với những kẻ khủng bố bị bắt. Và đã không còn khủng bố Hồi Giáo cực đoan trong 35 năm ».

Theo ông Trump, trong thời kỳ chiếm đóng Philippines, tướng Pershing đã bắt 50 kẻ khủng bố, hành quyết 49 người và chừa lại một người để về kể lại trong làng của mình điều đã chứng kiến.
Tuy nhiên, đề nghị của ông Trump có hai vấn đề : trước tiên là phương pháp quá tàn bạo, và thứ hai đó chỉ là một chuyện bịa đặt mà các sử gia đã phủ nhận.

Tóm lại, khi háo hức cổ vũ cho luật ăn miếng trả miếng đối với Hồi Giáo cực đoan, ông Trump đã bỏ phí cơ hội cho thấy ông là người biết tập hợp người khác ».

Switch mode views: