Hòa đàm Syria mở lại tại Genève
- Thứ Sáu, 24 tháng Hai năm 2017 02:52
- Tác Giả: Thanh Phương
Trưởng đoàn đối lập Syria Nasr al-Hariri (trái) tới dự hòa đàm Genève 4 tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc ngày 23/02/2017.
REUTERS/Pierre Albouy
Hôm nay, 23/02/2017, đại diện của chế độ Syria và phe đối lập mở lại hòa đàm ở Genève, nhưng ngay cả nhà trung gian hòa giải của Liên Hiệp Quốc cũng không tin là cuộc họp lần này sẽ giúp chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài từ 6 năm nay.
Vào năm ngoái, đại diện của hai bên đã gặp nhau ba lần, nhưng vẫn chưa vãn hồi được hòa bình tại một quốc gia mà cuộc nội chiến kéo dài từ năm 2011 đã làm hơn 310 000 người đã thiệt mạng và hàng triệu người đã phải tản cư.
Để tỏ thiện chí, Nga, đồng minh của chế độ Damas, đã kêu gọi tạm ngưng các cuộc oanh tạc trong thời gian diễn ra hòa đàm Genève 4.
Nhưng trong những ngày qua, phe đối lập Syria đã không ngừng tố cáo các vụ vi phạm lệnh ngưng bắn có hiệu lực từ tháng 12/2016, nhất là các cuộc oanh tạc của không quân Syria vào các vị trí của quân nổi dậy gần Damas và ở tỉnh Homs.
Trong ba lần hòa đàm trước, phái đoàn chính phủ và đối lập đã không chịu ngồi chung bàn và đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Syria Staffan de Mistura đã phải đi từ bàn này qua bàn kia để làm trung gian.
Lần này, ông Mistura hy vọng hai bên sẽ chịu nói chuyện trực tiếp với nhau.
Tuy nhiên, đặc sứ Liên Hiệp Quốc hôm qua tỏ vẻ thận trọng về kết quả hội đàm Genève 4.
Ông de Mistura nhấn mạnh đến việc thảo luận về “ chuyển tiếp chính trị ”, nhưng đây lại là bất đồng chủ yếu giữa chế độ Damas và phe đối lập.
Phe đối lập vẫn cho rằng “ chuyển tiếp chính trị ” có nghĩa là tổng thống Bachar al-Assad phải ra đi, trước khi thảo luận về hiệp định hòa bình.
Damas tuyên bố sẵn sàng thảo luận về tổ chức bầu cử, nhưng dứt khoát không nói đến tương lai của tổng thống Syria.
Trong khi đó tại Syria, phe đối lập nay chỉ còn kiểm soát 13% lãnh thổ sau khi chế độ Damas, với sự yểm trợ của Nga và Iran, đã chiếm lại cứ địa Aleppo trong tay quân nổi dậy.
Còn Hoa Kỳ thì kể từ khi tổng thống Donald Trump lên nắm quyền vẫn chưa có một chính sách rõ ràng về Syria và Trung Đông, khiến phe đối lập thêm lo ngại.
Quốc tế - Syria - Hòa đàm - Đối lập - Thụy Sĩ - Genève - Liên Hiệp Quốc
Tin mới
- Kỹ sư Ấn bị giết tại Mỹ, người nhập cư lo sợ - 24/02/2017 21:54
- Đức Giáo Hoàng: Thà vô thần hơn Công Giáo mà đạo đức giả - 24/02/2017 21:41
- Indiana: Tượng Chúa Jesus bị chặt đầu hai lần trong hai tuần - 24/02/2017 21:01
- Nhập cư Mêhicô : Bộ trưởng Mỹ tuyên bố sẽ không "trục xuất hàng loạt" - 24/02/2017 19:53
- Nga bất ngờ trả tự do cho nhà đối lập Ildar Dadin - 24/02/2017 18:22
- Philippines bắt giữ một thượng nghị sĩ đối lập với tổng thống Duterte - 24/02/2017 18:15
- Vụ Kim Jong Nam: Dùng chất độc VX để ám sát, Bắc Triều Tiên gây lo ngại - 24/02/2017 18:07
- Ðức có nhiều thành phần Hồi Giáo quá khích - 24/02/2017 03:53
- Hàng trăm người Việt ở San Jose di tản vì lụt - 24/02/2017 03:20
- Chuyến công du Mêhicô nhậy cảm của hai bộ trưởng Mỹ - 24/02/2017 02:59
Các tin khác
- Nhật phản đối Nga tăng quân ở quần đảo Kuril - 24/02/2017 00:23
- Bị sức ép của phong trào dân sự, Hungary rút khỏi cuộc đua đăng cai Olympic 2024 - 24/02/2017 00:01
- Pháp: Lãnh đạo cánh trung Bayrou liên minh với ứng cử viên độc lập Macron - 23/02/2017 23:43
- Thủ tướng Pháp kêu gọi Trung Quốc mở cửa thị trường - 23/02/2017 23:37
- Căng thẳng Biển Đông: Bộ trưởng Trung Quốc hủy chuyến đi Philippines - 23/02/2017 16:09
- Vụ Kim Jong Nam: Malaysia nhờ Interpol truy nã 4 nghi can Bắc Triều Tiên - 23/02/2017 16:03
- Năm 2030 : Tuổi thọ trung bình có thể vượt 90 - 22/02/2017 20:15
- Đại dương bị ô nhiễm vì hạt nhựa cực nhỏ - 22/02/2017 19:43
- Nga chơi trò ngoại giao mập mờ, Ukraina lo ngại - 22/02/2017 19:35
- Nhu cầu "Có con bằng mọi giá" - 22/02/2017 19:14