Liên Hiệp Quốc kêu gọi Thái Lan hủy luật chống khi quân
- Thứ Ba, 07 tháng Hai năm 2017 15:50
- Tác Giả: Trọng Thành
Pornthip Mankong (P) và Patiwat Saraiyaem bị kết án 2 năm rưỡi tù vì đã tham gia vở kịch bị coi là phạm tội khi quân, tại Thái Lan
REUTERS/Athit Perawongmetha
Hôm nay, 07/02/2017, một đặc phái viên về tự do ngôn luận của Liên Hiệp Quốc ra thông cáo kêu gọi Bangkok hủy bỏ luật khi quân, bị cáo buộc được dùng như một công cụ đàn áp chính trị.
Thông cáo của ông David Kaye, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh đến trường hợp một sinh viên Thái Lan, hiện đang bị giam giữ, chỉ vì chia sẻ trên internet một bài báo về tân vương Maha Vajiralongkorn, vừa kế nhiệm ngai vàng, ngày 01/12/2016, ít tuần sau khi vua Bhumibol qua đời.
Trong số hàng nghìn người chia sẻ một bài báo của BBC, cung cấp nhiều chi tiết về cuộc đời của tân vương, nổi tiếng với nhiều xì-căng-đan, duy nhất chỉ có nhà tranh đấu dân chủ Jatupat Boonpatararaksa, có biệt danh « Pai », là bị bắt.
Nhà tranh đấu nói trên được coi là nạn nhân đầu tiên của luật chống khi quân Thái Lan, kể từ khi thái tử Maha Vajiralongkorn kế nhiệm.
Thông cáo của đại diện Liên Hiệp Quốc về tự do ngôn luận nhấn mạnh là « các điều khoản về chống khi quân của luật hình sự Thái Lan không phù hợp với luật pháp quốc tế về nhân quyền » và lưu ý « các nhân vật chính trị, kể cả những người giữ chức vụ cao nhất, vẫn có thể bị phê phán ».
« Điều 112 » của luật chống khi quân của Thái Lan dự kiến phạt từ 3 đến 15 năm tù đối với ai báng bổ vua, hoàng hậu, thái tử hay nhiếp chính vương.
Kể từ khi tập đoàn quân sự lên nắm quyền tháng 5/2014, chính quyền liên tục sử dụng luật khi quân để trấn áp các tiếng nói khác biệt, với các án nặng hơn trước rất nhiều.
Năm 2015, một người đàn ông bị kết án đến 30 năm tù và một phụ nữ 28 năm tù, vì đưa lên Facebook nhiều thông điệp bị cáo buộc là nhục mạ gia đình hoàng gia.
Tại Thái Lan, cuộc đời phóng túng của tân vương Maha Vajiralongkorn, 64 tuổi, từng có ba đời vợ, là chuyện mà mọi người có thể đàm tiếu, tuy nhiên nhìn chung không có phương tiện truyền thông hay mạng xã hội nào dám nhắc đến.
Ngay về các án phạt, cũng rất ít phương tiện truyền thông, kể cả phương tiện truyền thông quốc tế, dám nêu chi tiết, vì sợ phạm vào luật trừng phạt tội khi quân.
Tin mới
- Brexit : Thủ tướng Anh qua trở ngại đầu tiên ở Hạ viện - 08/02/2017 18:34
- Bầu cử Pháp: Thêm tiết lộ về vợ ứng viên François Fillon - 08/02/2017 18:26
- Công nhân Bắc Triều Tiên: Nô lệ thời hiện đại ngay tại châu Âu - 08/02/2017 18:15
- Bắc Kinh : « Mỹ-Trung xung đột, cả hai đều thiệt » - 08/02/2017 16:58
- Khủng bố tìm cách đột nhập vào Canada - 08/02/2017 03:11
- Donald Trump : Mục tiêu đè bẹp tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo - 08/02/2017 02:48
- Dân Rumani tiếp tục biểu tình đòi chính phủ từ chức - 07/02/2017 20:35
- Pháp : Ứng viên Fillon « xin lỗi », nhưng tiếp tục tranh cử - 07/02/2017 19:15
- Pháp: Bạo động ở Aulnay-sous-Bois, 24 người bị cảnh sát chất vấn - 07/02/2017 17:05
- Cam Bốt phá đường dây buôn người sang Nhật làm gái mại dâm - 07/02/2017 16:00
Các tin khác
- Giới chuyên gia cảnh báo về nguy cơ xung đột Mỹ - Trung - 07/02/2017 15:41
- Chống tham nhũng: Nửa triệu người xuống đường mừng thắng lợi - 07/02/2017 01:15
- Pháp : Khởi động chiến dịch vận động tranh cử tổng thống 2017 - 07/02/2017 01:03
- Phó tổng thống Mỹ bênh vực sắc lệnh cấm nhập cư của Donald Trump - 07/02/2017 00:53
- Mỹ : Trump lại bảo vệ Putin - 07/02/2017 00:16
- Sắc lệnh nhập cư : Tư pháp Mỹ tiếp tục thách thức Donald Trump - 07/02/2017 00:08
- Pháp: Lyon, điểm hẹn của ba ứng viên tổng thống - 06/02/2017 20:04
- Nhật Bản không tuần tra với Mỹ tại Biển Đông - 06/02/2017 18:54
- Biển Đông: Trung Quốc hoan nghênh Mattis nhấn mạnh giải pháp ngoại giao - 06/02/2017 18:46
- Miến Điện : HRW kêu gọi trừng phạt các vụ cưỡng hiếp phụ nữ Rohingya - 06/02/2017 17:19