Thượng đỉnh Á-Âu không nêu Biển Đông trong thông cáo chung
- Chúa Nhật, 17 tháng Bảy năm 2016 19:44
- Tác Giả: Thu Hằng
Thủ tướng Đức Angela Merkel (P) trao đổi với đồng nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqiang) tại thượng đỉnh ASEM, Mông Cổ, ngày 15/07/2016
REUTERS
Các nhà lãnh đạo châu Á và phương Tây đã không chính thức nêu « Biển Đông » trong bản tuyên bố chung của thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) diễn ra trong hai ngày 15 và 16/07/2016, tại thủ đô Ulan-Bator, Mông Cổ.
Theo trang The Japan News, có thể là do sự phản đối của Trung Quốc về việc đưa tranh chấp lãnh thổ vào chương trình nghị sự.
Vào thứ Bẩy 16/07, lãnh đạo của 51 quốc gia và hai tổ chức (Liên Hiệp Châu Âu và ASEAN), thông qua chủ tịch ASEM, đã thông qua bản tuyên bố chung.
Giống như bản tuyên bố ra năm 2014, các nhà lãnh đạo Á- Âu kêu gọi giải quyết các tranh chấp lãnh thổ theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Tuy nhiên, từ « Biển Đông » đã không được nêu rõ trong bản tuyên bố chung.
Trước đó, trong một cuộc thảo luận vào sáng thứ Bẩy (16/07), thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu rằng tình hình Biển Đông là « một mối bận tâm chung của cộng đồng quốc tế. Các quy tắc luật pháp là một nguyên tắc phổ quát ».
Thủ tướng Abe cũng yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết ngày 12/07 của Tòa Trọng Tài Thường Trực về tranh chấp tại Biển Đông.
Ông nói : « Phán quyết của Tòa là quyết định cuối cùng và mang tính ràng buộc pháp lý đối với các bên liên quan ».
Ngược lại, Trung Quốc bác bỏ phán quyết của Tòa La Haye và gay gắt phản đối đưa tình hình Biển Đông vào chương trình nghị sự của thượng đỉnh Á-Âu (ASEM).
Nhân cuộc họp này, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng đã có những buổi làm việc song phương với các nhà lãnh đạo Nga, Việt Nam, Cam Bốt và Lào, nhằm gây sức ép để họ ủng hộ lập trường của Trung Quốc.
Tại thượng đỉnh ASEM, các nước tham gia cũng đã thảo luận về vấn đề hợp tác chống khủng bố, sau vụ tấn công đêm ngày Quốc Khánh Pháp 14/07 tại thành phố Nice.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cũng trao đổi quan điểm nhằm tăng cường nỗ lực ổn định nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt từ sau khi Anh Quốc bỏ phiếu ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.
Tin mới
- Lực lượng an ninh có thể ngăn được vụ khủng bố ở Nice? - 18/07/2016 17:27
- Toàn nước Pháp mặc niệm các nạn nhân vụ khủng bố ở Nice - 18/07/2016 16:46
- Hà Nội tố cáo Bắc Kinh bóp méo phát biểu của thủ tướng Việt Nam - 18/07/2016 16:36
- Gần một nửa cư dân Hồng Kông muốn bỏ xứ ra đi vì Trung Quốc - 18/07/2016 16:19
- Trung Quốc phong tỏa một phần Biển Đông để tập trận - 18/07/2016 16:00
- Cảnh sát Nevada: Nghi can đặt bom tự sát trước khi bom nổ - 18/07/2016 02:04
- UNESCO : Le Corbusier, Di sản thế giới - 18/07/2016 00:11
- Khủng bố tại Nice : Pháp bắt thêm hai người - 18/07/2016 00:03
- Pakistan: Sao mạng xã hội bị giết vì « danh dự của gia đình » - 17/07/2016 23:57
- UNESCO : Hàng chục triệu trẻ em Nam Á không được đi học - 17/07/2016 19:49
Các tin khác
- ‘Ông Vàng’ ở Ấn Độ bị đánh chết - 16/07/2016 23:56
- Kẻ cán chết 84 người ở Nice từng có tiền án, thích gái hơn cầu nguyện - 16/07/2016 23:47
- Vụ khủng bố 11/09 : Không có bằng chứng Ả Rập Xê Út liên can - 16/07/2016 21:24
- Bỉ tăng cường an ninh sau vụ tấn công ở Nice - 16/07/2016 16:44
- Chân dung hung thủ vụ tấn công ở Nice - 16/07/2016 15:59
- Pháp để quốc tang 3 ngày cho các nạn nhân ở Nice - 16/07/2016 15:44
- Mỹ đòi Trung Quốc xét xử công bằng một công dân bị nghi gián điệp - 16/07/2016 15:20
- Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo nhận trách nhiệm vụ tấn công ở Nice - 16/07/2016 15:00
- Không tuân lệnh cảnh sát, một thanh niên ở Fresno bị bắn chết - 15/07/2016 18:11
- Trung Quốc chặn tàu Philippines vào bãi cạn Scarborough - 15/07/2016 17:30