Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

NATO giúp châu Âu trong cơn nguy biến

hoaky- linhdu

Lính dù Mỹ tham gia cuộc tập trận của NATO «Anaconda» tại Ba Lan, hồi tháng 06/2016.
Ảnh : JANEK SKARZYNSKI / AFP

Lãnh đạo của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO - họp tại Vacxava trong hai ngày cuối tuần 08 và 09 tháng 07/2016 vào lúc châu Âu phải tăng cường phòng thủ ở biên giới phía đông đối mặt với Nga, đối phó với thánh chiến ở phía nam cùng với những hệ quả bất trắc vì Brexit và làn sóng di dân nhập cư tràn qua Địa Trung Hải.

Tổng thống Mỹ Barack Obama, tổng thống Pháp François Hollande, thủ tướng Đức Angela Merkel, thủ tướng từ chức của Anh David Cameron cùng với các đồng nhiệm của NATO, tổng cộng 28 vị, sẽ gặp nhau trong hai ngày cuối tuần tại thủ đô Ba Lan.
Thượng đỉnh Vacxava mang biểu tượng cao vì chính tại nơi này, vào năm 1955, Liên Bang Xô Viết và các nước vệ tinh chính thức khai sinh khối Vacxava, đối trọng với NATO.

Thượng đỉnh NATO năm nay diễn ra sau một loạt khủng bố tự sát tại Paris, Bruxelles và Istanbul.
Theo nhận định của tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg, hồi đầu tuần này « an ninh châu Âu đang bị đe dọa từ mọi phía ».

Theo AFP, bàn cờ địa chính trị đã thay đổi sâu đậm từ mùa xuân năm 2014 khi Nga « sáp nhập » bán đảo Crimée của Ukraina và hậu thuẫn cho phe ly khai thân Nga tuyên bố « độc lập » ở miền đông Ukraina.

Cũng trong thời gian này, Daech đánh chiếm một loạt thành phố ở Irak, tiến gần biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên của NATO.
Tình hình này đã làm cho Liên Minh « một sớm một chiều phải tập trung lo bảo vệ an ninh cho chính biên giới của mình bằng cơ chế phòng thủ tập thể », như đại sứ Mỹ ở NATO, Douglas Lute, phân tích.

Bốn tiểu đoàn tiền phương và lá chắn tên lửa

Do vậy, vào mùa thu 2014, các lãnh đạo của NATO thông qua một loạt quyết định dứt khoát nâng cao khả năng ứng phó của lực lượng quân sự, thành lập một đơn vị có thể điều động ngay trong 48 tiếng đồng hồ khi có lệnh báo động, xây thêm một loạt căn cứ hậu cần, tích trữ trang thiết bị quân sự, tại các quốc gia có cùng biên giới với Nga.

Để trấn an Ba Lan và ba nước Baltic, thượng đỉnh NATO sẽ chính thức hóa kế hoạch đưa sang vùng biên giới phía đông bốn tiểu đoàn tác chiến với nhiệm vụ ngăn chận mọi cuộc tấn công của quân đội Nga trên bộ trong khi chờ đợi viện binh.

Sau khi thấy Nga huy động 15.000 quân trong chiến dịch Crimée, NATO tăng lực lượng tác chiến tại châu Âu từ 20.000 lên 40.000.

Các động thái này của NATO đương nhiên bị Matxcơva lên án. Tổng thống Vladimir Putin cho rằng NATO « công khai chống Nga » và « âm mưu lôi kéo Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém và không có lối ra ».

Tuyên bố « không sợ thách thức, không hèn yếu », ông Putin tố cáo NATO liên tiếp tổ chức tập trận « gần biên giới Nga », ở Hắc Hải và biển Baltic.

Một quyết định khác của NATO sẽ làm Nga bất bình thêm. Đó là tuyên bố hệ thống lá chắn chống tên lửa « có thể đi vào hoạt động ».
Tháng 5 vừa qua, căn cứ và giàn phi đạn chận tên lửa đã được khánh thành tại Rumani, phối hợp với đài ra-đa ở Thổ Nhĩ Kỳ và bốn chiến hạm chống hỏa tiễn bố trí ở Địa Trung Hải.

Thế nhưng, các nhà lãnh đạo NATO vẫn bảo đảm rằng Thượng đỉnh Vacxava không phải là để « biểu dương sức mạnh chống Nga ».
Chờ xem cuộc đối thoại giữa đại sứ Nga và các đồng nhiệm NATO vào đầu tuần sau sẽ mang lại kết quả gì sau 20 tháng gián đoạn.

Daech và phong trào vượt biển

Ở mặt trận phía nam châu Âu, NATO bắt đầu tổ chức lại để đối phó với Daech, chiến tranh Syria và tình hình hỗn loạn tại Libya, cũng như trợ lực cho những chế độ hiếm hoi còn ổn định, như Jordani và Tunisia.

Cuối cùng, để giúp chận đứng làn sóng vượt biển, NATO buộc phải hợp tác chặt chẽ hơn với Liên Hiệp Châu Âu, ngoài hạm đội tuần tra ở biển Aegea, Liên Minh sẽ phải tham gia chiến dịch Sophia ngoài khơi Libya, điểm xuất phát của thuyền nhân vượt biển sang Ý.
 

Switch mode views: