Khủng bố Dacca : Ấn Độ tăng cường an ninh tại biên giới với Bangladesh
- Thứ Hai, 04 tháng Bảy năm 2016 15:22
- Tác Giả: Thanh Hà
An ninh được xiết chặt tại thủ đô Dacca, Bangladesh, sau vụ khủng bố.
REUTERS/Mohammad
New Delhi đặt khu vực đông bắc trong tình trạng báo động. Ngày 04/07/2016, năm bang sát với biên giới Bangladesh tăng cường an ninh, ba ngày sau vụ tấn công đẫm máu tại thủ đô Dacca làm 20 người nước ngoài thiệt mạng. Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo nhận là tác giả.
Từ thủ đô New Delhi thông tín viên đài RFI trong khu vực, Antoine Guinard gửi về bài tường trình :
« Cảnh sát được đặt trong tình trạng đề cao cảnh giác, kiểm tra tất cả xe cộ qua lại tại các bang Mizoram, Meghalaya, Assam, Tripura và tây Bengali. Đó là 5 bang bọc sát đường biên giới giữa Ấn Độ với Bangladesh.
Tình hình đặc biệt căng thẳng hơn tại bang Assam. Chính tại bang này, cách nay hai năm, cảnh sát và nhân viên tình báo Ấn Độ đã phát hiện và phá vỡ nhiều ổ hoạt động của tổ chức khủng bốn Bangladesh Jammat-ul-Mujahideen.
Trong đêm thứ Sáu, rạng sáng ngày thứ Bảy vừa qua (01 và 02/07/2016) một toán vũ trang đột nhập một quán ăn nơi đông người nước ngoài lui tới ngay giữa lòng thủ đô Dacca.
Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo nhận là tác giả. Vụ tấn công này cho thấy bạo động leo thang và quân thánh chiến Hồi giáo dường như đã mở địa bàn hoạt động tại Bangladesh.
Lâu nay, các bang ở khu vực đông bắc Ấn Độ sát cạnh với Bangladesh vẫn lo ngại quân khủng bố ở bên kia biên giới trà trộn và xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ.
Các chính quyền địa phương cũng rất thận trọng với người nhập cư Bangladesh. Nhiều nhóm võ trang đòi độc lập với New Delhi, chủ yếu là tại bang Assam cũng đã từng coi Bangladesh là địa bàn hoạt động để thoát khỏi vòng kiềm soát của chính quyền ».
Về phần mình, Bangldadesh lo ngại, vụ khủng bố đẫm máu cuối tuần qua tác hại đến ngành công nghệ dệt may gia công của quốc gia này.
Phó chủ tịch hiệp hội các hãng gia công và xuất khẩu hàng dệt may Faruque Hassan, đại diện cho 4.500 công ty, lo ngại vụ khủng bố khiến các nhà đầu tư nước ngoài nản lòng và rút vốn khỏi Bangladesh.
Quốc gia Nam Á này là nguồn xuất khẩu vải sợi và quần áo thứ nhì trên thế giới, chỉ sau có Trung Quốc.
Tin mới
- Chứng tự kỷ ở Việt Nam : Hiểu đúng mới giúp được trẻ - 06/07/2016 18:00
- Biển Đông: Manila sẵn sàng đối thoại với Bắc Kinh sau phán quyết của Tòa Trọng Tài - 06/07/2016 17:47
- Tấn công khủng bố ở Indonesia có liên quan đến Daech - 05/07/2016 14:55
- Pháp : Uỷ ban Quốc hội công bố điều tra về các vụ khủng bố 2015 - 05/07/2016 14:29
- Báo Trung Quốc kêu gọi sẵn sàng « đối đầu quân sự » với Mỹ ở Biển Đông - 05/07/2016 14:20
- Doanh nghiệp sẽ bỏ sang các nước ASEAN nếu VN không giảm quan liêu - 04/07/2016 17:59
- Thổ Nhĩ Kỳ và Nga hợp tác chống Daech tại Syria - 04/07/2016 17:32
- Fukushima : Phóng xạ ở Thái Bình Dương đã trở lại mức bình thường - 04/07/2016 17:22
- Hàn Quốc xây 80 khối đá ngăn tàu Trung Quốc đánh cá lậu - 04/07/2016 15:47
- Hồng Kông -Trung Quốc thảo luận về vụ nhân viên nhà sách « mất tích » - 04/07/2016 15:31
Các tin khác
- Nga đồng ý tăng cường biện pháp an toàn trên biển Baltic - 04/07/2016 02:21
- Euro 2016 : Pháp trước ngọn núi lửa Băng Đảo Iceland - 04/07/2016 01:55
- Philippines: 10 nghi phạm buôn ma túy bị giết - 04/07/2016 01:29
- Singapore truy tố các công ty Indonesia gây ô nhiễm môi trường - 03/07/2016 22:48
- Vụ kiện Biển Đông : Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa trước ngày Tòa ra phán quyết - 03/07/2016 22:39
- Biển Đông : Indonesia tăng nỗ lực bảo vệ chủ quyền - 02/07/2016 22:48
- Pháp tăng cường an ninh cho "Gay Pride Paris" - 02/07/2016 21:40
- Hồng Kông : Hàng chục ngàn người biểu tình vì dân chủ - 02/07/2016 21:19
- Nhật Bản « quan ngại sâu sắc » về tình hình Biển Đông - 02/07/2016 21:09
- Vụ kiện Biển Đông : Việt Nam kêu gọi tòa ra phán quyết « công bằng » - 02/07/2016 16:06