Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Đức thông qua nghị quyết về cuộc diệt chủng người Armenia

germany-turkey-armenia

Cộng đồng người Armenia tại Đức trưng biển "cảm ơn" sau khi Quốc Hội Đức thông qua nghị quyết công nhận nạn diệt chủng người Armenia tại Thổ Nhĩ Kỳ.
REUTERS/Stringer

Hôm nay, 02/06/2016, quốc hội Đức đã thông qua nghị quyết về việc công nhận nạn diệt chủng người Armenia ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1915.
Đến phút chót, Ankara vẫn gây áp lực để Berlin không thông qua nghị quyết này.

Hơn 500 tổ chức có liên quan đến người Thổ Nhĩ Kỳ tại Đức đã cùng kêu gọi chống lại việc thông qua nghị quyết hôm nay ở quốc hội Đức.

Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra. Nhiều dân biểu cũng như nhà báo bị tấn công email dồn dập, với cả các lời đe dọa.
Người gốc Thổ Nhĩ Kỳ là một cộng đồng lớn ở Đức, với khoảng 3 triệu người.
Nhiều phản ứng tiêu cực đã xảy ra, không loại trừ khả năng có chỉ đạo từ xa của Ankara.

Thông tín viên của RFI từ Berlin, Pascal Thibault tường trình :

Gần như là toàn bộ các dân biểu ở Hạ Viện Đức đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết thừa nhận cuộc diệt chủng Arménia do Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành vào năm 1915.

Có một dân biểu bỏ phiếu chống và một người khác không bỏ phiếu cho văn bản do các nhóm nghị sĩ trong liên minh CDU và SPD và đảng Xanh đưa ra.

Các diễn giả phát biểu trong cuộc thảo luận đã nhiều lần nhấn mạnh rằng dự thảo nghị quyết không nhằm chống lại chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay mà chỉ liên quan đến trách nhiệm của đế chế Ottoman và mục tiêu của văn bản là tạo các cơ sở cho một sự hòa giải cần thiết giữa người Thổ và người Arménia.

Nghị quyết của Hạ Viện cũng nêu lên trách nhiệm của Đức, đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ trong đệ nhất thế chiến.
 Vào lúc đó, Berlin đã được thông báo về ý định của Ankara nhưng đã không có phản ứng.
Các tuyên bố ôn hòa này, cho dù đã được nêu ra từ trước, sẽ không đủ để làm dịu những chỉ trích mạnh mẽ từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.

 Thủ tướng Thổ Yildirim đã nói đến tác động bất lợi đối với quan hệ giữa hai nước.
Theo các nguồn tin khác nhau, đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Đức có thể sẽ được triệu hồi về nước, giống như khi các văn bản tương tự được thông qua ở các nước khác.

 Việc thông qua nghị quyết diễn ra vào lúc quan hệ giữa Berlin và Ankara căng thẳng.
Các đe dọa từ phía Thổ Nhĩ Kỳ về việc không áp dụng thỏa thuận về người nhập cư gây lo ngại tại Đức.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã không tham dự cuộc thảo luận về nghị quyết này tại Hạ Viện.

Switch mode views: