Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

NATO sẽ bảo vệ châu Âu nếu Nga gây hấn

lithuania-nato-russia

Một chiếc F-22 của Không Quân Mỹ tại căn cứ quân sự Siauliai, Litva, ngày 27/04/2016.
REUTERS/Ints Kalnins

Liên Minh Bắc Đại Tây Dương luôn sẵn sàng hợp tác với Nga, nhưng sẽ không ngần ngại ra tay bảo vệ đồng minh châu Âu trong trường hợp bị Nga tấn công.

Trên đây là tuyên bố của bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ahston Carter ngày 03/05/2016 tại Đức.

Kể từ hôm nay, đại tướng Curtis Scaparroti, nguyên tư lệnh lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, lên nắm tư lệnh NATO tại Châu Âu, thay thế đại tướng Philip Breedlove.

Trong buổi lễ bàn giao quyền tư lệnh tại Stuttgart, tây nam nước Đức, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ahston Carter tuyên bố Liên Minh Bắc Đại Tây Dương « mở rộng cửa » với Nga để hợp tác đối phó với những vấn đề an ninh trên thế giới nếu Matxcơva từ bỏ thái độ « hiếu chiến ».

Bộ trưởng Ahston Carter nhấn mạnh tất cả vấn đề « là do điện Kremlin quyết định, NATO không muốn chiến tranh lạnh, lại càng không muốn chiến tranh nóng với Nga.

Chúng tôi không đẩy Nga vào thế làm kẻ thù ». Tuy vậy, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cảnh cáo : Nếu Nga gây hấn thì NATO « sẽ bảo vệ đồng minh, bảo đảm trật tự thế giới mà nền tảng là các nguyên tắc và tương lai tốt đẹp ».

Thông điệp này gửi đến chính quyền Putin trong bối cảnh xảy ra nhiều vụ « chạm trán nguy hiểm » giữa chiến đấu cơ Nga với hải quân, không quân Mỹ trên vùng biển Baltic.
 Tân tư lệnh NATO, tướng Curtis Scaparroti, sẽ phải đối phó với tình thế này.

Ngày 29/04, một chiến đấu cơ SU-27 của Nga đã áp sát máy bay trinh sát RC-135 của Hoa Kỳ một cách « nguy hiểm và không chuyên nghiệp », theo phản đối của bộ chỉ huy Hoa Kỳ tại châu Âu.
Trước đó hai tuần, máy bay Nga nhiều lần áp sát khu trục hạm USS Donald Cook cũng trên biển Baltic.

Hôm 02/05, tư lệnh hải quân Mỹ, đô đốc John Richarson kêu gọi Nga tôn trọng « công ước INCSEA » ký kết giữa hải quân Hoa Kỳ và hải quân Liên Xô vào năm 1972 để tránh « sự cố » trên biển.

Công ước này được ký kết sau vụ một oanh tạc cơ TU-16 của Liên Xô rơi xuống biển vào năm 1968, sau khi bay sát chiến hạm Mỹ USS Walker .

Switch mode views: