Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nhiều nước châu Âu đòi khẩn trương chống phá giá thép Trung Quốc

STEEL-EU-PROTEST 1


Công nhân luyện kim khắp nơi đổ về Bruxelles đòi Liên Hiệp Châu Âu phải có biện pháp chống phá giá thép Trung Quốc hôm 15/02/2016.
REUTERS/Yves Herman

Hôm qua, 29/02/2016, nhiều nước thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu, trong đó có Pháp và Tây Ban Nha, họp tại Bruxelles đã ra tuyên bố phải điều chỉnh các biện pháp chống phá giá, giống như Mỹ, để tự bảo vệ trước sự cạnh tranh bất chínhh của một số công ty thép từ Trung Quốc.

Trong cuộc họp của hội đồng « cạnh tranh » gồm 28 bộ trưởng Công Nghiệp, chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu, bộ trưởng Hà Lan Henk Kamp, cam kết ủng hộ các lời yêu cầu này trước Ủy Ban Châu Âu, nhấn mạnh sự cần thiết phải giảm thời gian của các cuộc điều tra chống phá giá.

Ông tuyên bố : «Chúng ta khẩn thiết phải đưa ra các hành động cụ thể, áp dụng được trong thời gian ngắn ». Ông cũng yêu cầu Ủy Ban rút ngắn ít nhất hai tháng cho khoảng thời gian dành cho các điều tra chống phá giá mà vẫn phải đảm bảo chất lượng điều tra.

Bộ trưởng Công Nghiệp Pháp, Emmanuel Macron, giữa tháng hai vừa rồi cũng lên tiếng chỉ trích thời hạn 9 tháng để châu Âu áp dụng các biện pháp trừng phạt thuế quan đối với các công ty thép Trung Quốc và Nga, bị nghi ngờ cạnh tranh bất chính ; trong khi Mỹ chỉ cần 2 tháng cho việc đó.
Ông cũng nhấn mạnh thêm rằng, trung bình, Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt nặng gấp 3 lần so với châu Âu.

Trong một bức thư gửi Ủy Ban Châu Âu hôm 5 tháng 2 vừa rồi, các bộ trưởng Đức, Pháp, Ý, Anh, Ba Lan, Bỉ và Luxembourg đã bày tỏ quan ngại về « nguy cơ suy sụp » của ngành thép của châu Âu do sự phá giá của Trung Quốc, chủ yếu là trong ngành sản xuất thép cán nóng.

Châu Âu được kêu gọi « sử dụng mọi biện pháp cần thiết » và « hành động kiên quyết để đáp trả thách thức mới này ». Một trong các mong muốn là « châu Âu áp dụng thuế hải quan đối với nhập khẩu ngay khi có « mối đe dọa thiệt hại » - như Mỹ đang làm – mà không đợi đến lúc các thiệt hại được ghi nhận rõ ràng.

Năm quốc gia khác là Tây Ban Nha, Áo, Rumani, Cộng hòa Séc và Slovakia, cũng đã hưởng ứng lời kêu gọi này. Ngành công nghiệp luyện thép của châu Âu hiện cung cấp trực tiếp 330 000 việc làm tại 500 cơ sở sản xuất.

Switch mode views: