Mỹ - Nga : Quay lại một cuộc chiến ủy nhiệm
- Thứ Hai, 22 tháng Hai năm 2016 17:53
- Tác Giả: RFI
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (P) bắt tay đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov, nhân hội nghị an ninh quốc tế Munich, Đức, 11/02/2016
REUTERS
Cuộc chiến tại Syria đang bị quốc tế hóa với sự can dự của hai phe : một bên do Mỹ dẫn đầu và bên kia Nga làm thủ lĩnh.
Cho đến lúc này, không phe nào đưa quân tham chiến trên bộ tại Syria, ngoài các phát biểu đe dọa của Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê Út.
Vậy phải chăng « Mỹ Nga muốn quay lại một cuộc chiến ủy nhiệm ». Đây là tựa một bài viết trên báo Pháo Le Figaro, ngày 12/02/2016.
« Không thể có chiến tranh nhưng cũng khó có hòa bình ».
Phát biểu của nhà báo, triết gia Pháp Raymond Aron hồi năm 1962 chắc chắn là một định nghĩa tốt nhất về chiến tranh lạnh.
Sống trong trạng thái « cân bằng khủng khiếp » do khả năng hủy diệt lẫn nhau bằng vũ khí nguyên tử, Hoa Kỳ và Liên Xô chưa bao giờ đối đầu trực diện với nhau.
Ngược lại, cả hai bên chống lại nhau một cách gián tiếp trong nhiều năm dài, thông qua các nhóm trung gian : đó là các phong trào « giải phóng » thân Liên Xô hoặc « phản cách mạng » được CIA ủng hộ.
Cái thời đó lại xuất hiện tại Syria, nơi mà Nga và Mỹ đang lao vào một cuộc chiến tranh lạnh mới theo kiểu ủy nhiệm.
Nga thì ủng hộ Bachar Al Assad, oanh kích phe đối lập không phải lực lượng thánh chiến, đồng thời tránh tấn công tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo – Daech. Hoa Kỳ thì giúp đỡ phe nổi dậy, đòi tổng thống Syria phải ra đi và tấn công Daech.
Bất đồng chiến lược chính đi kèm với sự đối lập về ý thức hệ. Chính ông James Clapper, lãnh đạo tình báo Mỹ nói : « Chúng ta có thể rơi vào vòng xoáy giống như thời chiến tranh lạnh ».
Kể từ khi Nga sáp nhập Crimée hồi tháng 03/2014 và tiến hành các hoạt động gây mất ổn định tại Ukraina, quan hệ giữa Washington và Matxcơva ngày càng xấu đi.
Tổng thống Vladimir Putin cáo buộc Mỹ muốn thống trị thế giới và làm suy yếu nước Nga. Học thuyết an ninh của Nga coi NATO là một mối đe dọa nghiêm trọng.
Nhiều phương tiện quan trọng được huy động để hiện đại hóa vũ khí nguyên tử.
Ông Putin là nguyên thủ Nga đầu tiên kể từ thời Staline, đã mở rộng lãnh thổ Nga bằng cách sáp nhập Crimée.
Và ông đã làm việc này phần nào là để rửa nỗi nhục thất bại chiến tranh lạnh và để tái lập vị trí ngang hàng với Hoa Kỳ, ông đã điều động một lực lượng viễn chinh ra bên ngoài, tới tới Syria, vùng ảnh hưởng cũ của Liên Xô.
Rủi ro bùng phát xung đột
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraina, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO đã điều quân tới Đông Âu và các nước vùng Baltic để răn đe mọi ý đồ quân sự của Nga trong vùng.
Tại Bruxelles, hôm thứ Tư, 10/02, các thành viên NATO đã quyết định tăng cường phương tiện quân sự ở phía đông châu Âu. Hoa Kỳ sẽ tăng gấp bốn lần chi phí quân sự tại châu Âu.
Các động lực vốn dẫn đến chiến tranh lạnh lại được tái khởi động.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đánh giá Nga là mối « đe dọa chiến lược » chính.
Paris chia sẻ phần nào nhận định này nhưng cũng bực tức là ngoài việc Nga tấn công Aleppo, thì Washington đã chọc phá các cuộc hòa đàm tại Geneve.
Cả Pháp và Mỹ đều cho rằng Nga đang theo đuổi một chiến lược sai lầm ; nhưng trong nhóm thân cận với ông Laurent Fabius, cựu ngoại trưởng Pháp, người ta tố cáo thái độ « mập mờ » của Mỹ và những « nhượng bộ » của Obama đối với Nga mà theo một nhà ngoại giao Pháp, thì có thể tới mức « tạo thuận lợi cho việc bảo đảm an ninh cho một nước Syria cần thiết ».
Nhà ngoại giao này cho rằng, sự lật lọng của tổng thống Mỹ hồi tháng 08/2013, khi từ chối tấn công chế độ Syria cho dù Damas đã sử dụng vũ khí hóa học là một « tín hiệu gửi tới Vladimir Putin rằng ông ta có thể làm tất cả những gì ông ta muốn ».
Việc Hoa Kỳ không hành động đã thúc đẩy Nga và Iran gia tăng hoạt động tại Syria.
Ông Laurent Fabius bình luận : « Vladimir Putin tấn công tất cả những gì trong tầm tay ông ta và do Mỹ không có phản ứng, Putin lại càng đi xa hơn.
Đó là những gì đang diễn ra khi các đối tác chính trong cuộc khủng hoảng hiểu được rằng cường quốc lớn nhất thế giới sẽ không phản ứng… »
Cuộc chiến tranh lạnh mới này với tâm điểm là Syria đang hàm chứa nhiều rủi ro bùng phát nghiêm trọng.
Kể từ khi liên minh gia tăng các đợt không kích và tiêm kích Nga tham chiến, bầu trời Syria rất vướng víu…
Một cuộc xung đột khác, giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, nếu nổ ra, có thể lan ra toàn khu vực.
« Tôi không loại trừ khả năng này », một quan chức cao cấp Pháp nhận định như vậy và nhắc lại rằng Thổ Nhĩ Kỳ, với tư cách là thành viên NATO, là đồng minh bắt buộc của nước Pháp.
Tin mới
- Quận Hạt Santa Clara chấp thuận địa điểm cho Trung Tâm Phục Vụ Người Mỹ Gốc Việt - 24/02/2016 17:12
- Trung Quốc cấm chiếu giải thưởng điện ảnh Hong Kong - 24/02/2016 00:57
- Liên Hiệp Quốc : Damas và Daech phạm tội ác chiến tranh tại Syria - 24/02/2016 00:24
- Afghanistan : Họp bốn bên để mở đàm phán với Taliban - 23/02/2016 23:22
- Trung Quốc vất vả chặn thất thoát vốn - 23/02/2016 23:17
- World Bank : Lộ trình để Việt Nam thành nước thu nhập trung bình cao - 23/02/2016 23:08
- Mỹ - Hàn Quốc hoãn đàm phán lá chắn tên lửa - 23/02/2016 20:25
- Donald Trump vững bước tiến tới đề cử của Ðảng Cộng hòa - 22/02/2016 20:24
- Indonesia đánh chìm tàu cá Việt Nam - 22/02/2016 20:10
- Dân Trung Quốc ồ ạt chuyển tiền ra nước ngoài - 22/02/2016 19:41
Các tin khác
- Nga đẩy mạnh hợp tác quân sự với Iran ? - 22/02/2016 17:33
- Hồng Kông bắt giữ lãnh đạo phong trào “ địa phương ” Ray Wong - 22/02/2016 17:17
- Trung Quốc phong tỏa nhiều tài khoản của Bắc Triều Tiên - 22/02/2016 17:12
- Mỹ từ chối đề nghị Hiệp ước hòa bình theo điều kiện của Bình Nhưỡng - 22/02/2016 16:49
- Mỹ thúc giục Úc tuần tra vì quyền tự do hàng hải ở Biển Đông - 22/02/2016 14:15
- Biểu tình bạo động đe dọa cắt nguồn cấp nước cho New Delhi - 22/02/2016 00:00
- Bà Clinton thắng ở Nevada, ông Trump thắng ở South Carolina - 21/02/2016 23:01
- Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng biện pháp an ninh sau vụ tấn công Ankara - 21/02/2016 22:49
- Hải quân Mỹ-Hàn chuẩn bị tập trận lớn - 21/02/2016 22:36
- Vì Biển Đông, Ngoại trưởng Nhật hủy chương trình công du Trung Quốc - 21/02/2016 22:31