Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

France : Dân Pháp nói « không » với đảng cực hữu

Manuel Valls 5

Thủ tướng Pháp Manuel Valls sau vòng hai cuộc bỏ phiếu cấp vùng, ngày 14/12/2015
REUTERS

Trái với kết quả vòng một đầy triển vọng, vòng hai vào Chủ nhật 13/12 là một thất bại nặng nề cho Mặt Trận Quốc Gia (FN).

Thông điệp bảo vệ quyền lợi dân Pháp trước đã và bài ngoại đã cho phép đảng cực hữu tăng ảnh hưởng trong mọi giới cử tri. Nhưng hiệu năng tuyên truyền có giới hạn.

Với thông điệp chống Châu Âu và di dân, được mô tả là cội nguồn của tình trạng thất nghiệp và đe dọa khủng bố, Mặt Trận Quốc Gia đã lên điểm liên tục trong những cuộc đầu phiếu của những năm gần đây, từ bầu Thị trưởng cho đến Nghị viện Châu Âu, gây bối rối cho các chính đảng ôn hòa.

Từ một phong trào cực đoan với ảnh hưởng không đáng kể, ít người dám công khai nhìn nhận mình là thành viên, Mặt Trận Quốc Gia lần đầu tiên gây bất ngờ là đánh bại Thủ tướng Lionel Jospin, ứng cử viên của đảng Xã Hội, ngay vòng một bầu cử Tổng thống 2002.

 Để cản đường ông Jean Marie Le Pen, cánh tả lúc đó đã kêu gọi dồn phiếu cho ứng cử viên cánh hữu ôn hòa với kết quả là Tổng thống mãn nhiệm Jacques Chirac tái đắc cử với 80% phiếu.

Sau vòng một bầu cử cấp vùng ngày 06/12, chính trường Pháp lại rúng động vì Mặt Trận Quốc Gia, do con gái ông Le Pen lãnh đạo, đã về nhất tại ba vùng quan trọng.

Tuy nhiên, cũng như năm 2002, tinh thần « cộng hòa » của cử tri Pháp một lần nữa được biểu lộ ở vòng hai.
Cảm thấy tự do bị đe dọa nếu để một đảng co cụm lên cầm quyền tại địa phương, tỷ lệ đi bầu tăng hơn 10 điểm so với vòng một, từ 50,8% lên 58,53%.

Ngay giới trẻ của Pháp, sau khi xem nhẹ vòng một đã vội vàng đi bầu và điều chỉnh lá phiếu ở vòng hai để « ngăn đê » làn sóng cực hữu bài ngoại.
Theo thống kê, 78% thành phần từ 18 đến 30 tuổi đã dồn phiếu cho liên danh đảng Xã Hội hay liên minh trung –hữu hôm qua chỉ vì không muốn cực hữu chiến thắng.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Mặt Trận Quốc Gia không thu hút được sự chú ý của giới trẻ. Vì 56% trong số họ cho rằng phe cực hữu đưa ra được những đề nghị mới.

Chủ tịch Mặt Trận Quốc Gia lên án các chính đảng truyền thống « móc ngoặc » để cản đường đối thủ và cam kết là « sẽ còn tiến mạnh » trong lần hẹn tới, bầu cử Tổng thống 2017.

Theo phân tích của chuyên gia chính trị Jean-Yves Camus với AFP, kết quả bầu cử 13/12 xác nhận Mặt Trận Quốc Gia có một nhược điểm : đây là một tổ chức chính trị có khả năng vượt bực huy động cử tri ở vòng một nhưng không biết làm sao thắng chung kết.

Có lẽ các chính đảng hiện nay phải cám ơn cố Tổng thống Charles De Gaule, người khai sinh Đệ Ngũ Cộng Hòa với thể thức bầu cử hai vòng.


Switch mode views: