Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Châu Âu và Việt Nam ký kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do

EU-VIETNAM

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker (P) tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Bruxelles, 02/12/2015
REUTERS

Liên Hiệp Châu Âu kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do đầu tiên với một trong những quốc gia cuối cùng còn do đảng Cộng sản nắm quyền.

Ngày 02/12/2015 tại Bruxelles với sự chứng kiến của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean Claude Juncker và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã ký « Tuyên bố kết thúc đàm phán ». 99% hàng rào thuế quan sẽ được xóa bỏ trong vòng 7 năm.

Theo bản tin của AFP, hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu-Việt Nam là kết quả của hai năm rưỡi đàm phán gay go giữa Hà Nội và Liên Hiệp 28 nước Châu Âu.

Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam được Bruxelles xem là một đối tác quan trọng vì trong những thập niên gần đây, xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng đến ba lần và đạt mức 30 tỷ đô la hàng năm.

Sau cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Việt Nam, Chủ tịch Jean Claude Juncker tuyên bố: « Ký kết hiệp định ngày hôm nay mở đầu cho những mối quan hệ nhiều cao vọng hơn và hai bên có thể thực hiện được nhiều việc lớn ».

Còn theo thẩm định của Ủy viên Thương mại Châu Âu Cecilia Malmstroem, hiệp định tự do mậu dịch Liên Âu-Việt Nam là « một mô hình mới về chính sách thương mại với các nước đang phát triển » và sẽ là « cơ sở » trong quan hệ giữa Châu Âu và khối Đông Nam Á.

Việt Nam là thành viên ASEAN thứ nhì sau Singapore, đạt được hiệp định lịch sử này với Bruxelles.
Liên Hiệp Châu Âu cũng đang thương thuyết với Thái Lan và Malaysia.

Ngoài vấn đề kinh tế, Châu Âu chia sẻ lập trường của Việt Nam trong hồ sơ Biển Đông.
Tuy không nói rõ tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông, bản thông cáo chung khẳng định “bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực, chia sẻ quan ngại trước những diễn biến… bồi đắp quy mô lớn » các đảo nhân tạo.
« Không sử dụng vũ lực và đơn phương » mà phải « giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải bằng các biện pháp hòa bình ».


Switch mode views: