COP21: Liên minh các nước đang phát triển đề nghị mục tiêu 1,5°C
- Thứ Ba, 01 tháng Mười Hai năm 2015 16:14
- Tác Giả: Tú Anh
Hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu tại Sénégal ngày càng rõ rệt.
AFP PHOTO / SEYLLOU
Hội nghị Khí hậu Liên Hiệp Quốc bước sang ngày thứ hai tại Le Bourget, ngoại ô Paris.
Sau diễn văn của các nguyên thủ, đại diện 195 nước bắt đầu đàm phán một thỏa thuân chung với mục tiêu giới hạn nhiệt độ địa cầu không tăng quá 2°C từ nay đến cuối thế kỷ.
Tuy nhiên, liên minh 20 nước nghèo đa số ở Châu Á, Châu Phi và Thái Bình Dương, gọi tắt là V20, yêu cầu giới hạn ở 1,5°C.
Theo Reuter, nhóm V20 trong đó có Việt Nam, Philippines, Ethiopia, Kenya, Costa Rica và các đảo quốc như Tavalu, Vanuatu… là những nước tự xem là chịu tác động nhiều nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu.
Ngày hôm qua (01/12/2015), sau diễn văn khai mạc, nhóm V20 đòi phải đưa vào văn kiện đàm phán các yêu sách của họ với mục tiêu cụ thể : Sản xuất 100% năng lượng tái tạo và chấm dứt thời kỳ sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong nền kinh tế thế giới từ nay đến năm 2050.
Tỷ lệ khí thải gây hiệu ứng nhà kính (GES) phải hạ xuống đến mức số 0, theo như thông cáo chung của V20.
Đối với các nước nghèo thường xuyên đối đầu với thiên tai và mực nước biển xâm thực có nguy cơ bị xóa tên, thì mục tiêu giới hạn nhiệt độ ở 2°C là không đủ.
V20 thẩm định cần được quốc tế trợ giúp 20 tỷ đôla từ nay đến năm 2020 để đối phó với thiên tai.
Mục tiêu 1,5°C của V20 không chắc sẽ được lắng nghe.
Theo các tổ chức phi chính phủ, mục tiêu 2°C cho dù đã được các nguyên thủ quốc gia ủng hộ nhưng phải chờ xem « thực tế sẽ như thế nào ».
Trong văn kiện làm cơ sở thương thuyết dầy 50 trang có chia rõ thành từng chương ấn định mục tiêu lâu dài như giảm khí thải CO2, tài trợ các nước nghèo, cơ chế kiểm soát cam kết của các nước giàu.
Tuy nhiên, mức độ lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu khí..), trình độ phát triển của quốc gia tác động đến lập trường của phái đoàn thương thuyết.
Các đảo quốc đang ở trong tình trạng « nguy ngập » đòi hỏi các biện pháp mạnh và khẩn cấp trong khi các vương quốc dầu hỏa hay những nước có trữ lượng than đá dồi dào khó mà chấp nhận những nhượng bộ bất lợi cho mình.
Tin mới
- Uy tín của Tổng thống Pháp tăng vọt - 02/12/2015 18:04
- Úc bị tố cáo trả tiền cho giới buôn người xua đuổi thuyền nhân - 02/12/2015 17:30
- Miến Điện : Bà Aung San Suu Kyi gặp Tổng thống chuẩn bị tiếp quản chính quyền - 02/12/2015 17:16
- Biển Đông : Trung Quốc lại bác bỏ mọi can thiệp của bên thứ ba - 02/12/2015 17:09
- COP 21 : Lãnh đạo thế giới kêu gọi cứu trái đất - 01/12/2015 19:35
- Obama kêu gọi Matxcơva và Ankara tập trung vào kẻ thù chung - 01/12/2015 19:28
- Vụ Su-24 bị bắn hạ: Matxcơva-Ankara tiếp tục khẩu chiến - 01/12/2015 19:23
- Chủ tịch Trung Quốc tới Châu Phi để thúc đẩy đầu tư - 01/12/2015 17:00
- Vụ kiện Biển Đông: Tòa quốc tế cho Bắc Kinh 1 tháng để phản biện - 01/12/2015 16:39
- IMF công nhận đồng tiền Trung Quốc là ngoại tệ quốc tế - 01/12/2015 16:32
Các tin khác
- Thổ Nhĩ Kỳ và Châu Âu đạt thỏa thuận về đón tiếp người tị nạn - 30/11/2015 19:42
- Đại sứ Mỹ tại Thái Lan cố tỏ vẻ lạc quan về quan hệ song phương - 30/11/2015 18:23
- Miến Điện : Bà Aung San Suu Kyi gặp Tổng thống và Tư lệnh quân đội - 30/11/2015 18:08
- Trung Quốc và Đài Loan trao đổi tù gián điệp - 30/11/2015 17:44
- HRW hoan nghênh Việt Nam thông qua luật về quyền của người LGBT - 30/11/2015 17:38
- Miền Trung Hoa Kỳ: Mưa, lụt, băng giá, nhiều người chết - 30/11/2015 00:59
- Số tay súng ISIS đào ngũ ngày càng nhiều - 30/11/2015 00:52
- Nga tiếp tục trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ - 29/11/2015 23:08
- Thổ Nhĩ Kỳ trao trả thi thể phi công Nga - 29/11/2015 22:59
- Không phận Israel cũng bị máy bay Nga xâm phạm - 29/11/2015 22:37