Gần 5 triệu trẻ em Ấn Độ lao động dưới 14 tuổi
- Thứ Bảy, 13 tháng Sáu năm 2015 16:41
- Tác Giả: Thu Hằng
Cảnh trẻ em lao động ở một xưởng ở Howrah, bang Bengale, đông bắc Ấn Độ..
AFP PHOTO/Deshakalyan CHOWDHURY
Khoảng 5 triệu trẻ em dưới 14 tuổi được tuyển dụng làm việc tại Ấn Độ, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và tại một số nhà máy nhỏ bất hợp pháp.
Tại quốc gia Nam Á này, luật pháp không cấm lao động trẻ em, trừ một số nghề nguy hiểm, như khai thác mỏ hay những nghề nghiệp sử dụng hóa chất.
Tuy nhiên, một dự luật cấm hoàn toàn trẻ lao động dưới 14 tuổi đã được chính phủ thông qua và có thể được trình lên Nghị viện trong những tháng tới.
Phải mất tới ba năm để dự luật cấm lao động trẻ em dưới 14 tuổi mới được trình lên Nghị viện.
Tháng 5 vừa qua, nội các đã thông qua văn bản cấm mọi hình thức lao động đối với trẻ em dưới 14 tuổi, trừ trường hợp giúp đỡ cho gia đình.
Tuy nhiên, theo ông Bhuwan Ribbu thuộc tổ chức phi chính phủ Bachpan Bachao Andolan do Kailash Sathyarti, giải Nobel hòa bình 2014, thành lập, thì trường hợp giúp đỡ gia đình phải được giải thích rõ ràng để tránh bị lạm dụng.
Ông nêu ví dụ : « Nếu tôi ngồi trong cửa hàng của cha mình khi ông ấy đi ăn trưa, tôi không phải là trẻ lao động.
Nhưng nếu một người đàn ông để cho con của họ hàng hay cháu trong làng làm việc tại cửa tiệm của ông ta, thì đây là trường hợp lạm dụng.
Gia đình chỉ bao gồm bố mẹ và con cái. Hơn nữa, cần phải có thêm một định nghĩa về lao động trẻ em : vì nếu cha tôi bắt tôi làm việc tại cơ sở sản xuất của ông ấy và cấm tôi đi học, việc này phải bị pháp luật trừng phạt ».
80% trẻ em làm việc tại nông thôn, chủ yếu là ngoài đồng. Ngay cả khi luật trên được thông qua, cần phải có thời gian để áp dụng luật này vào những vùng hẻo lánh, nơi cảnh sát làm việc không hiệu quả.
Cảnh sát vừa cứu một đứa trẻ tại thủ đô New Delhi. Cậu bé này làm việc hơn 11 giờ mỗi ngày trong một xưởng sản xuất giầy, ăn ngủ tại chỗ và từ hai tháng nay, chưa bao giờ đặt chân ra khỏi xưởng.
Xuất thân từ một gia đình làm nông nghèo tại vùng nông thôn Bihar, phía đông bắc Ấn Đô, cậu bé kể lại : « Cháu có nhiều vết thương ở tay. Cháu từng bị bỏng vì dùng các loại sản phẩm dán giầy. Hiện giờ cháu đã khá hơn, cháu không còn nhiều vết sẹo nữa.
Hàng ngày, cháu phải dán từ 200 đến 400 đôi giầy. Có một ông thường xuyên đánh cháu để cháu làm việc nhiều hơn nữa.
Nhưng những cú đòn này lại làm cháu ốm. Cháu rất yếu. Thế nhưng, ở làng, cha cháu vừa mất, vì thế, cháu tự nhủ, với số tiền kiếm được, cháu có thể giúp đỡ gia đình ».
Tin mới
- Cơn mưa hợp đồng trong ngày khai mạc Triển lãm Hàng không Bourget - 15/06/2015 17:36
- Hồng Kông bắt giữ 9 nghi can tàng trữ chất nổ - 15/06/2015 17:05
- Trung Quốc liên tục tấn công tàu cá Việt Nam gần Hoàng Sa - 15/06/2015 15:55
- Hillary Clinton tăng tốc chiến dịch vận động tranh cử tổng thống - 15/06/2015 01:31
- Mỹ có kế hoạch đặt vũ khí hạng nặng tại Đông Âu - 15/06/2015 01:18
- Pháp : Hội chợ rượu quốc tế VinExpo 2015 khai mạc - 15/06/2015 01:11
- Tàu chở dầu Malaysia mất tích trên Biển Đông - 15/06/2015 00:57
- Hàn Quốc tạm đóng cửa bệnh viện Samsung để cô lập siêu vi MERS - 14/06/2015 23:45
- Trung Quốc xác nhận thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh mới - 14/06/2015 23:36
- Tin tặc Trung Quốc đánh cắp các dữ liệu nhạy cảm của Hoa Kỳ - 13/06/2015 17:03
Các tin khác
- Palau đốt hủy 4 tàu cá Việt Nam để cảnh cáo nạn đánh bắt trái phép - 13/06/2015 16:32
- Tên lửa K-300P của Việt Nam đủ sức bắn tới đảo Hải Nam - 13/06/2015 16:08
- Hơn 50 ngàn phụ nữ Việt lấy chồng ngoại quốc để ‘đổi đời’ - 13/06/2015 05:59
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngưng xây đảo nhân tạo - 13/06/2015 05:43
- Đại hội thể thao Châu Âu : Azerbaijan bị giới bảo vệ nhân quyền lên án - 13/06/2015 05:35
- Syria : Quân nổi dậy tấn công một sân bay chiến lược tại miền nam - 12/06/2015 21:26
- Đàm phán hạt nhân bị nghe lén, Áo và Thụy Sĩ mở điều tra - 12/06/2015 18:23
- Việt Nam, thời bao cấp trong mắt một nhà báo Pháp - 12/06/2015 18:09
- Nhà thờ Đức Bà trùng tu sau 140 năm - 12/06/2015 15:32
- Sắp có Viagra dành cho các bà! Các ông nên mừng hay… lo? - 12/06/2015 00:31