Ấn Độ sắp qua mặt TQ, trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới
- Thứ Sáu, 20 tháng Ba năm 2015 00:02
- Tác Giả: VOA
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde cho biết trong năm nay Ấn Độ có thể qua mặt Trung Quốc để trở thành nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Theo tường thuật của thông tín viên Anjana Pasricha của đài VOA ở New Dehli, bà Lagarde cũng kêu gọi các nền kinh tế mới nổi chuẩn bị ứng phó với sự bất ổn có thể xảy ra trong trường hợp Hoa Kỳ tăng lãi suất.
Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế nói rằng trong lúc phần lớn các nước đang ra sức khắc phục tình trạng tăng trưởng chậm chạp, Ấn Độ đang tiến về hướng ngược lại.
Bà gọi Ấn Độ là “một điểm sáng” của nền kinh tế toàn cầu đang bị u ám.
Sự đánh giá lạc quan đó được đưa ra hồi đầu tuần này, khi bà Lagarde đến thăm Ấn Độ trong hai ngày.
Bà đã hội kiến Thủ tướng Narendra Modi, nói chuyện với các sinh viên và diễn thuyết tại Ngân hàng Trung ương.
"Những chính sách cải cách hồi gần đây và sự tin tưởng của giới doanh thương được cải thiện đã mang lại một sức đẩy cho các hoạt động kinh tế.
Dựa trên những số liệu mới về GDP Ấn Độ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự kiến tăng trưởng của Ấn Độ trong năm nay sẽ ở mức 7,2%, và chúng tôi dự kiến tỉ lệ này sẽ lên tới 7,5% vào năm tới, làm cho Ấn Độ trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Trong số các nền kinh tế lớn, Ấn Độ tăng trưởng nhanh nhất. Và một tương lai tươi sáng hơn đang hình thành.
Đến năm 2019, nền kinh tế này sẽ lớn hơn gấp đôi so với năm 2009. Và khi điều chỉnh những sự khác biệt về giá mua giữa các nền kinh tế, GDP của Ấn Độ sẽ cao hơn GDP của Đức và Nhật Bản gộp lại."
Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde và Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) Raghuram Rajan tại trụ sở RBI ở Mumbai, ngày 17/3/2015.
Mặc dù vậy, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng cảnh báo giới hữu trách Ấn Độ rằng các biện pháp cải cách phải được thực hiện với tốc độ tối đa.
Trong số đó có việc thực thi thuế suất đồng nhất cho hàng hóa và dịch vụ, thông qua những luật lệ lao động có tính chất linh hoạt hơn và giảm thiểu những chướng ngại của guồng mày hành chánh, những chướng ngại thường làm cho các dự án đầu tư bị khựng lại.
Các nhà kinh tế học ở Ấn Độ tán đồng nhận định của bà Lagarde.
Kinh tế gia trưởng của công ty xếp hạng tín dụng CRISIL Mumbai, ông D.K. Joshi, nói rằng những chính sách mới của chính phủ đã giúp cho nền kinh tế tăng trưởng tốt đẹp, nhưng còn nhiều việc cần phải làm.
"Tôi nhận thấy chính phủ đang áp dụng một số những biện pháp để làm cho công việc kinh doanh được dễ dàng hơn.
Những biện pháp này sẽ giúp Ấn Độ duy trì tốc độ tăng trưởng.
Nhưng nếu chúng ta không áp dụng các biện pháp cải cách khác, sự tăng trưởng này có thể không kéo dài được lâu, và chúng ta có lẽ sẽ không có khả năng để chuyển đổi sang mức tăng trưởng 9% hoặc 10%.
Đó là mức tăng trưởng chúng ta nên có."
Trong lúc đi thăm Ấn Độ, bà Lagarde đã kêu gọi các thị trường mới nổi chuẩn bị để ứng phó với việc Hoa Kỳ có thể tăng lãi suất.
Bà nói rằng điều đó có thể tạo ra những dao động trên thị trường tài chánh, và mang lại những rủi ro bất ổn như mọi người đã thấy vào năm 2013.
Lúc đó, những nước như Ấn Độ đã bị tác động sau khi Ngân hàng Trung ương Mỹ cắt giảm chương trình nhiều tỉ đô la để mua tài sản.
Các nền kinh tế đang phát triển trong vài năm qua đã chứng kiến một sự tăng mạnh của nguồn vốn đến từ các nước công nghiệp hóa, nhưng họ tiếp tục lo ngại là một vụ tăng lãi suất ở Mỹ có thể làm cho nguồn vốn rút khỏi nước họ.
Mặc dù vậy, kinh tế gia Joshi cho rằng so với các nền kinh tế mới nổi khác, Ấn Độ có nhiều khả năng hơn để ứng phó với một chấn động như vậy.
"Trong trường hợp Quỹ Dự trữ Liên bang tăng lãi suất, chúng ta sẽ thấy tiền bạc được đưa ra khỏi nước này và điều đó sẽ tác động tới tỉ giá hối đoái của chúng ta, nhưng một khi mọi việc ngã ngũ, vì Ấn Độ đang có các yếu tố vĩ mô khá tốt đẹp, cho nên tiền bạc sẽ quay trở lại.
Vì thế chúng tôi tin rằng vấn đề đó chỉ có tính chất tạm thời hoặc trôi qua rất nhanh."
Hôm thứ tư, Ngân hàng Trung Mỹ tỏ ý cho thấy lãi suất có thể tăng trong năm nay, với điều kiện là có được những chỉ dấu kinh tế thuận lợi cho một quyết định như vậy.
Tin mới
- Liên Hiệp Châu Âu triển hạn lệnh trừng phạt Nga đến hết năm 2015 - 20/03/2015 22:21
- Khủng bố ở Yemen làm gần 130 người chết, EI nhận là tác giả - 20/03/2015 22:09
- Khủng bố ở Tunisia : Tổ chức Nhà nước Hồi giáo nhận trách nhiệm và đe dọa sẽ tiếp tục tấn công - 20/03/2015 21:36
- Bắc Kinh- Tokyo : đường điện thoại nóng đề phòng xung đột trên biển - 20/03/2015 20:53
- Fukushima : Nhiên liệu hạt nhân bị chảy đã mất tích một cách bí ẩn - 20/03/2015 19:51
- Singapore: Trên internet, rộ tin đồn ông Lý Quang Diệu đã qua đời - 20/03/2015 19:43
- Hàn Quốc kêu gọi Việt Nam nêu gương cho Bắc Triều Tiên - 20/03/2015 19:32
- Tổng thống Miến Điện khẳng định vai trò quân đội trên chính trường - 20/03/2015 19:20
- Giáo dân Nghệ-Tĩnh-Bình vượt biên đi tị nạn - 20/03/2015 19:13
- Lập pháp Mỹ : Cần chiến lược toàn diện để chống Trung Quốc ở Biển Đông - 20/03/2015 15:43
Các tin khác
- Tunisia : Mục tiêu khủng bố thuận tiện của Hồi giáo cực đoan - 19/03/2015 23:42
- Hàn Quốc nghiên cứu việc gia nhập ngân hàng AIIB - 19/03/2015 19:54
- Malaysia đề nghị lập lực lượng gìn giữ hòa bình ASEAN - 19/03/2015 19:14
- Liên minh cầm quyền Nhật đồng ý cải tổ quốc phòng - 19/03/2015 18:47
- Trung Quốc : Án tử hình cho côn đồ cưỡng chế đất gây chết người - 19/03/2015 18:41
- Tư pháp Thái Lan xử cựu Thủ tướng Yingluck về tội bất cẩn - 19/03/2015 18:34
- Hoàng Tử Harry loan báo quyết định xuất ngũ - 18/03/2015 22:03
- Nhiều thành phố muốn chủ động kiểm soát tiệm massage - 18/03/2015 21:57
- Thi thể vợ tự bật bung nền nhà, chồng khiếp vía đi đầu thú - 18/03/2015 21:41
- Pháp : Chặn trang mạng tuyên truyền khủng bố là vô ích - 18/03/2015 20:54