Nga sẽ cấm các tổ chức phi chính phủ ngoại quốc hoạt động
- Thứ Tư, 21 tháng Giêng năm 2015 19:27
- Tác Giả: Mai Vân
Những người thân chính phủ biểu tình trước trụ sở tổ chức phi chính phủ Golos ở Matxcơva ngày 05/04/2013.
Biểu ngữ mang dòng chữ “Các tác nhân nước ngoài không có chỗ tại Nga”.REUTERS/Maxim Shemetov
Mátxcơva sắp tới đây có thể cấm các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hay quốc tế hoạt động tại Nga nếu xem đấy là một mối đe dọa cho thể chế hay nền an ninh quốc gia.
Quốc hội Nga vào hôm qua 20/01/2015 đã thông qua sơ bộ một dự luật theo chiều hướng này.
Theo thông tín viên Muriel Pomponne tại Mátxcơva, đối với giới lãnh đạo Nga, đây là một bước mới trong việc chặn trước các cuộc cách mạng "màu sắc" mà theo họ đe dọa sự ổn định của nước Nga :
« Việc phòng ngừa các cuộc cách mạng màu sắc đã trở thành đường lối chính trong chính sách đối nội Nga.
Tổng thống Putin đã phác họa khuôn khổ của chính sách này vào mùa thu năm ngoái, và cho rằng Nga phải dự phòng chống lại chủ nghĩa cực đoan, một công cụ của những người muốn nhào nặn thế giới theo ý muốn của họ.
Chính trong tinh thần đó mà việc siết chặt thêm gọng kềm trên mặt luật pháp đang được tiến hành.
Sắp tới đây, tất cả các tổ chức mà hoạt động « thể hiện một mối đe dọa đối với nền tảng của chế độ do Hiến pháp Nga quy định, đối với năng lực quốc phòng hay nền an ninh quốc gia », đều có thể bị cấm đoán.
Văn bản dự luật khá mơ hồ để chính quyền tùy tiện giải thích.
Những ai dính líu vào hoạt động của một tổ chức bị cấm có thể bị truy tố.
Nghị viện Nga giải thích rằng dự luật này nhằm chống lại việc các tổ chức nước ngoài vào hoạt động tại Nga và « gây ảnh hưởng xấu trên các định chế chính trị và xã hội trong nước ».
Truyền thông Nga (trong tay Nhà nước) đang phổ biến luận điểm theo đó nước Nga đang bị một phong trào kiểu Maidan ở Ukraina do nước ngoài giật dây đe dọa.
Thậm chí nhiều tổ chức bài Maidan cũng đã được thành lập và tự cho mình nhiệm vụ đấu tranh chống lại các cuộc biểu tình chống chế độ.
Do mong muốn ổn định và an ninh, dư luận Nga trước mắt có vẻ như chấp nhận luận điểm này. »
Tin mới
- Nhật Bản hồi hộp chờ đợi tin tức về con tin - 23/01/2015 18:58
- Trung Quốc : Các vụ bắt bớ tăng gấp đôi ở Tân Cương - 23/01/2015 16:53
- Do khủng hoảng dầu lửa, Venezuela phải mở cửa khu vực kinh tế tư nhân - 22/01/2015 21:26
- Miền đông Ukraina : 34 người chết trong 24 giờ qua - 22/01/2015 21:18
- Đa số dân Mỹ ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ với Cuba - 22/01/2015 21:11
- Philippines : Đòi hỏi lãnh thổ ở Biển Đông của Bắc Kinh đe dọa ASEAN - 22/01/2015 21:05
- Việt Nam : Phóng viên Tuổi Trẻ Hoàng Khương được thả trước thời hạn - 22/01/2015 20:26
- Virginia: Doanh nhân gốc Việt bắn chết chồng của vợ cũ - 21/01/2015 20:37
- Thông Ðiệp Liên Bang: 'Nước Mỹ đang lật qua trang mới' - 21/01/2015 20:19
- Nga mở rộng hợp tác quân sự với Iran - 21/01/2015 19:59
Các tin khác
- Pháp thông báo tăng nhân sự cho chống khủng bố - 21/01/2015 19:13
- Indonesia sẽ không công bố báo cáo về vụ tai nạn AirAsia - 21/01/2015 18:56
- Một học sinh Hàn Quốc tìm cách gia nhập thánh chiến - 21/01/2015 18:51
- Thủ tướng Shinzo Abe rút ngắn công du vì vụ 2 con tin Nhật Bản - 21/01/2015 16:54
- Nguyễn Bá Thanh, gieo gì gặt nấy? - 21/01/2015 02:45
- Con gái giám đốc Korean Air ra tòa vì phạm luật an toàn hàng không - 20/01/2015 23:20
- Sina – đấu trường quan hệ Mỹ-Cuba trong 38 năm qua - 20/01/2015 23:00
- Đông Ukraina : Chiến sự gia tăng. Kiev tổng động viên từng phần - 20/01/2015 22:42
- Tai nạn AirAsia : Mối nguy hiểm do không lưu dày đặc tại Châu Á. - 20/01/2015 22:34
- Miến Điện : Sinh viên đi bộ 600 km chống dự luật giáo dục - 20/01/2015 22:19