Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tòa án Bangkok từ chối xét xử cựu Thủ tướng phe Áo vàng

THAILAND-COURT-ABHISIT


Theo tòa án Bangkok, chỉ có Tòa án Tối cao mới có đủ thẩm quyền xét xử cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva - REUTERS


Hôm nay 28/08/2014, một tòa án hình sự tại thủ đô Bangkok tuyên bố không đủ thẩm quyền xét xử cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva và cựu Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban, bị cáo buộc đã ra lệnh đàn áp một phong trào phản kháng hồi 2010.
Tòa án nói trên cho rằng chỉ có Tòa án Tối cao mới đủ thẩm quyền xét xử vụ án này.

Mùa xuân năm 2010, khoảng 100.000 người thuộc phong trào Áo đỏ chiếm trung tâm Bangkok trong nhiều tuần để yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Abhisit Vejajivat từ chức.

 Cuối cùng quân đội đã được lệnh can thiệp để giải tán phe Áo đỏ, phong trào ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, bị đảo chính năm 2006.

Bên công tố cho rằng cựu Phó Thủ tướng Suthep và cựu Thủ tướng Abhisit phải chịu trách nhiệm về tội giết người và lạm quyền, bằng cách bắn đạn thật vào những người biểu tình – đây là điều mà hai bị cáo phủ nhận.

Theo tờ Bangkok Post, hai bị cáo bị buộc vào các tội danh giết người và âm mưu giết người, theo các điều khoản của Bộ luật Hình sự vì đã tiến hành các đàn áp nhắm vào những người biểu tình phản kháng thuộc Mặt trận thống nhất vì Dân chủ chống Độc tài (UDD), trong khoảng thời gian từ ngày 07/04 đến 19/05/2010, khiến hơn 90 người chết và 1.900 người bị thương, trong đó chủ yếu là những người biểu tình không có vũ khí.

Tòa án hình sự Bangkok thừa nhận việc hai cựu lãnh đạo tuyên bố tình trạng khẩn cấp và ra lệnh cho quân đội đàn áp, cho phép các quân nhân sử dụng vũ khí.
Tuy nhiên, tòa từ chối xét xử vụ án, bởi hai ông Abhisit và Suthep đưa ra các mệnh lệnh này với tư cách lãnh đạo chính phủ.

Theo các thẩm phán, định chế tư pháp duy nhất có quyền hạn xét xử các thành viên chính phủ là một tòa hình sự đặc biệt thuộc Tòa án Tối cao.
Đối lập với nụ cười của bị can cựu Thủ tướng Abhisit sau khi tòa ra phán quyết là thái độ thất vọng của gia đình các nạn nhân. Họ lên án đây là một quyết định « chính trị ».

Bà Phayaw Akkhahad, mẹ của một nữ y tá bị trúng đạn tại một ngôi chùa khi đang chăm sóc những người bị thương, bày tỏ :
 « Đây là một quyết định 100% chính trị. (Bởi) nhiều quân nhân (thành viên của tập đoàn quân sự nắm quyền) nằm trong số những người bị cáo buộc ».

Luật sư của bên nguyên, Chokchai Angkaew, cho biết ông sẽ khiếu nại phúc thẩm.
Ủy ban chống tham nhũng quốc gia sẽ thụ lý hồ sơ này trên phương diện lạm dụng quyền lực, trước khi vụ việc có thể được đưa lên Tòa án Tối cao.

Trước đó, hồi tháng 8/2013, một cuộc điều tra đưa ra kết luận : Các lực lượng vũ trang đã dùng súng liên thanh bắn vào những người biểu tình. Tuy nhiên, cho đến nay, không có ai trong số các chỉ huy quân đội bị truy tố về các bạo lực.

Đầu cạo trọc, cựu Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban tham dự phiên tòa trong trang phục của một nhà sư.
 Ông Suthep nguyên là người lãnh đạo phong trào Áo vàng chống chính phủ kéo dài hơn nửa năm, dẫn đến cuộc đảo chính 22/05.
Sau khi chính phủ của bà Yingluck bị lật đổ, ông Suthep vào chùa tu.

Quân đội Thái Lan giải thích trực tiếp nắm quyền để chấm dứt bảy tháng biểu tình đẫm máu chống chính phủ của em gái cựu Thủ tướng Thaksin.
Tuy nhiên, nhiều người cáo buộc tập đoàn quân sự đã lấy cớ hỗn loạn để loại bỏ ảnh hưởng của ông Thaksin, đối thủ số một của phe bảo hoàng Thái Lan.

Tướng đảo chính Prayut Chan-O-Cha vừa được Vua Thái phê chuẩn trong cương vị Thủ tướng chính phủ chuyển tiếp.


Switch mode views: