Tư pháp Pakistan cho phép cựu Tổng thống Musharraf xuất cảnh
- Thứ Năm, 12 tháng Sáu năm 2014 22:46
- Tác Giả: Trọng Thành
Những người ủng hộ cựu Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf, biểu tình trước trụ sở đảng APML, ở Karachi, 16/02/201,2014.
Reuters
Hôm nay, 12/06/2014, theo AFP, tư pháp Pakistan ra quyết định cho phép cựu Tổng thống Pervez Musharraf rời khỏi đất nước, bất chấp việc ông Musharaf đang bị điều tra về tội « phản bội ».
Sáng nay, tòa án Karachi đã ra lệnh cho chính phủ Pakistan rút tên của cựu lãnh đạo chế độ độc tài quân sự, cựu Tổng thống 70 tuổi, ra khỏi danh sách những người bị cấm rời khỏi lãnh thổ, nơi ông bị quản chế kể từ ngày 05/04/2013.
Thẩm phán Muhammad Ali Mazhar đã đọc quyết định của tòa án, theo đó, phán quyết nói trên sẽ có hiệu lực trong 15 ngày nữa, đây là thời gian « cho phép chính quyền liên bang khiếu nại trước Tòa án tối cao », nếu như có nhu cầu, thẩm phán phiên tòa giải thích.
Vào tháng 4/2014, cựu Tổng thống Pervez Musharraf đã bị một tòa án đặc biệt kết tội « phản bội », bản án chưa từng có trong lịch sử Pakistan, nơi chính quyền dân sự liên tục đối đầu với giới quân sự hùng mạnh, mà ông Musharraf vốn xuất thân từ đó.
Theo tư pháp Pakistan, bị cáo – được đưa lên nắm quyền sau cuộc đảo chính quân sự năm 1999 – đã « phản bội » lại đất nước, khi ban bố tình trạng khẩn cấp, đình chỉ Hiến pháp và thanh trừng các thẩm phán vào năm 2007.
Năm tiếp theo, ông Musharraf buộc phải rời bỏ chức vụ, dưới áp lực của tư pháp và các đảng phái chính trị lớn.
Ông Pervez Musharraf phản bác lại các cáo buộc, khẳng định mình là nạn nhân của một âm mưu chính trị của các đảng phái đối địch, đặc biệt là Thủ tướng Nawaz Sharif, người bị đảo chính lật đổ năm 1999, và cũng là người thành lập phiên tòa đặc biệt xét xử cựu Tổng thống.
Cựu Tổng thống Musharraf nổi tiếng vì liên minh mật thiết với Hoa Kỳ trong cuộc chiến tiêu diệt quân nổi dậy Taliban. Điều này khiến ông nhiều lần bị mưu sát.
Ngoài việc bị kết án vì tội « phản bội », cựu Tổng thống Musharraf còn nằm trong tầm ngắm của tư pháp Pakistan, vì bị tình nghi có vai trò trong một số vụ giết người khác, trong đó có vụ nữ Thủ tướng Benazir Bhutto bị sát hại năm 2007.
Tin mới
- Tranh chấp Biển Đông : Việt Nam và Trung Quốc tìm hậu thuẫn quốc tế - 14/06/2014 21:33
- Việt Nam và Pháp tranh quyền mua xe kéo của mẹ Vua Thành Thái - 14/06/2014 21:26
- Tổng thống Ukraina trình bày kế hoạch hòa bình với Putin - 14/06/2014 05:04
- Giáo chủ Shiite Iraq kêu gọi tín đồ chống Sunni - 13/06/2014 22:36
- Irak : Bagdad trong gọng kìm của Thánh chiến Hồi giáo - 13/06/2014 22:22
- Thái Lan có chính phủ lâm thời trước cuối tháng 9 - 13/06/2014 21:56
- Đài Loan, Việt Nam bàn về đền bù cho các công ty thiệt hại vì bạo động - 13/06/2014 21:50
- Danh hài Xuân Phát qua đời, thọ 82 tuổi - 12/06/2014 23:19
- Bóng đá, một đòn bẩy ngoại giao - 12/06/2014 23:10
- Chính quyền Trung Quốc không cho gấu trúc «tiên tri » World Cup - 12/06/2014 22:51
Các tin khác
- Hai vận động viên quần vợt Cuba trốn sang Mỹ - 12/06/2014 22:29
- Irak : Phiến quân Hồi giáo cực đoan tiến về Bagdad - 12/06/2014 21:42
- Mỹ cho phép ngân hàng BNP giao dịch với Iran - 12/06/2014 21:33
- Thái Lan : Một lãnh tụ chống giới quân sự có nguy cơ bị 14 năm tù - 12/06/2014 21:10
- Úc ủng hộ Nhật tăng cường khả năng phòng thủ - 12/06/2014 21:02
- Hoa Kỳ đề nghị chấm dứt khiêu khích trên Biển Đông - 12/06/2014 20:54
- Irak : Lực lượng thánh chiến tuyên bố làm chủ tỉnh Ninive - 11/06/2014 19:30
- Tổng thống Brazil rất dị đoan khi xem bóng đá - 11/06/2014 19:26
- Đội tuyển Pháp được chào đón như siêu sao nhạc rock - 11/06/2014 19:21
- Cạnh tranh không lành mạnh : Taxi Châu Âu đình công - 11/06/2014 19:16