Thái Lan họp bàn về cuộc bầu cử mới
- Thứ Ba, 22 tháng Tư năm 2014 19:41
- Tác Giả: Thụy My
Thủ tướng Yingluck Shinawatra vẫn là mục tiêu tấn công của đối lập Thái Lan
REUTERS/Chaiwat Subprasom
Các đảng chính trị Thái Lan họp lại hôm nay 22/03/2014 để bàn luận về các cuộc bầu cử mới, sau nhiều tháng biểu tình đẫm máu đòi Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải ra đi.
Từ khi Quốc hội bị giải tán vào tháng 12/2013, chính phủ chỉ có thể giải quyết nhanh gọn những việc thông thường, và kết quả cuộc bầu cử Quốc hội hôm 02/02/2014 không được tư pháp công nhận do bị những người biểu tình phá rối.
Phe phản đối cho rằng bà Yingluck chỉ là con rối của người anh là ông Thaksin, bị đảo chánh năm 2006 nhưng vẫn là nhân tố gây bất đồng sâu sắc tại Thái Lan.
Cuộc khủng hoảng hiện nay với những vụ tấn công bằng lựu đạn và các cuộc đấu súng, đã làm cho 25 người chết kể từ mùa thu.
Ủy ban bầu cử hôm nay triệu tập một hội nghị để nói về thời điểm bầu cử mới.
Đảng đối lập chính là Dân chủ đã tẩy chay cuộc bầu cử trước đó, lần này sẽ phải tham dự.
Nhưng một ngày trước cuộc họp, đảng Puea Thai cầm quyền tố cáo một « âm mưu » ngăn trở bầu cử.
Thông cáo của đảng này nói rằng một số nhóm và đảng phái « không muốn có nền dân chủ », mưu toan tạo ra một khoảng trống chính trị để đưa người của mình lên mà không thông qua đầu phiếu.
Hiến pháp đòi hỏi phải tổ chức một cuộc bầu cử mới trong khoảng 45 đến 60 ngày sau khi Tòa bảo hiến không công nhận kết quả hôm 27/3.
Nhưng bà Yingluck vốn đã thắng áp đảo năm 2011, có thể bị mất chức trong những tuần tới do hai vụ kiện. Bà bị kiện ra trước Tòa bảo hiến vì đã chuyển công tác một viên chức cao cấp một cách bất hợp lý, và tại Ủy ban chống tham nhũng vì những thiếu sót trong một chương trình hỗ trợ người trồng lúa đang bị phê phán.
Những người ủng hộ bà Yingluck cho rằng đây là mưu toan đảo chính bằng tư pháp, như đã từng lật đổ hai chính phủ thân Thaksin vào năm 2008.
Phe Áo Đỏ thân chính quyền đã đe dọa sẽ xuống đường. Còn những người biểu tình chống chính phủ muốn thay thế chính quyền hiện nay bằng một « hội đồng nhân dân » không thông qua bầu cử, thì tố cáo phe Shinawatra đã thành lập một hệ thống tham nhũng phổ quát.
Đối lập nhấn mạnh, nếu bầu cử mà không cải cách trước đó, sẽ không giải quyết được khủng hoảng.
Nhưng lãnh đạo đảng Dân chủ, Abhisit Vejjajiva cũng bắn tiếng là có thể thỏa hiệp. Theo ông, cuộc họp trên là « thời điểm thích hợp nhất để gác lại một bên quan điểm của đảng chúng tôi, đưa lợi ích đất nước lên hàng đầu ».
Tin mới
- Mỹ điều 600 quân đến Ba Lan và các nước vùng Baltic - 23/04/2014 20:49
- Theo chuyên gia Mỹ, Bình Nhưỡng chưa thử hạt nhân - 23/04/2014 20:09
- Thủ tướng Thái phải giải trình trong 1 vụ kiện mới - 23/04/2014 20:03
- Công du châu Á : Những bài toán nan giải của Obama - 23/04/2014 19:58
- Thêm 21 người Trung Quốc toan vào VN - 23/04/2014 04:02
- Huế: Dân cố thủ, chống lệnh dỡ miếu thiêng - 23/04/2014 00:16
- Bắc Hàn có thể sắp thử nguyên tử lần thứ tư - 23/04/2014 00:09
- Công an Trung Quốc được huấn luyện tác xạ chống bạo động - 22/04/2014 23:43
- Đài Loan : Tuyệt thực phản đối dự án nhà máy hạt nhân - 22/04/2014 23:37
- Mỹ ủng hộ Kiev trước làn sóng ly khai ở miền Đông Ukraina - 22/04/2014 20:02
Các tin khác
- Tokyo phản đối Bắc Kinh tịch biên tàu của Nhật - 22/04/2014 19:36
- ASIAD 18 : Indonesia muốn tổ chức thay Việt Nam - 22/04/2014 19:29
- Việt Nam : Xử phúc thẩm Dương Chí Dũng - 22/04/2014 19:22
- Serguei Lavrov, một huyền thoại của ngành ngoại giao Nga - 22/04/2014 04:01
- Dân Venezuela biểu tình kêu gọi "phục sinh nền dân chủ" - 21/04/2014 20:56
- Thỏa thuận Genève không gạt bỏ được đe dọa của Nga đối với Ukraina - 21/04/2014 20:45
- Putin ký lệnh phục hồi danh dự người Tatars ở Crimée - 21/04/2014 20:37
- Thủ tướng Đài Loan bác bỏ lời kêu gọi ngưng xây nhà máy hạt nhân - 21/04/2014 19:13
- Ngành đường sắt Việt Nam chỉ 'há miệng chờ sung' - 21/04/2014 04:42
- Miến Điện : Xung đột vũ trang ở bang Kachin làm 22 người thiệt mạng - 20/04/2014 18:10