Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Khủng hoảng Ukraina ngự trị thượng đỉnh Mỹ - Châu Âu

USA-EU-SUMMIT


Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso tại Bruxelles, ngày 26/03/2014.
Reuters


Máy bay củaTổng thống Mỹ tới Bruxelles tối qua 25/03/2014. Mục tiêu của chuyến công du đầu tiên đến Bruxelles của Tổng thống Barack Obama là nhằm siết chặt mặt trận chung Hoa Kỳ - Châu Âu đối mặt với Nga, sau khi Matxcơva chính thức sáp nhập vùng Crimée của Ukraina.

Tái khởi động thỏa thuận trao đổi tự do xuyên Đại Tây Dương cũng là một nội dung quan trọng khác của chuyến công du này.

Trong chặng dừng chân thứ hai trong không đầy 24 giờ trong chuyến công du Châu Âu lần này, tiếp theo Thượng đỉnh về an ninh hạt nhân và hội nghị bất thường của G7 tại La Haye, Tổng thống Mỹ có cuộc hội kiến đặc biệt quan trọng vào buổi trưa nay kéo dài hơn một giờ, với các lãnh đạo Châu Âu, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu José Manuel Barroso, để tái khẳng định quyết tâm chung Mỹ-Âu trong hồ sơ Ukraina.

 AFP cho biết đã tiếp cận được một dự thảo tuyên bố chung dài 17 trang, dự kiến sẽ được công bố sau cuộc hội kiến.

Theo giới quan sát, Bruxelles, trái tim của Châu Âu, có cảm giác bị Hoa Kỳ bỏ rơi.
Cuộc hội kiến thượng đỉnh Âu-Mỹ lần gần nhất diễn ra năm 2011 tại Washington.

Một giới chức cao cấp của Châu Âu xin giấu tên nhận xét với AFP, nay đã đến lúc một hội nghị thượng đỉnh Âu-Mỹ như vậy được tổ chức tại Bruxelles.
Ukraina cũng là chủ đề chính trong cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Tổng thư ký khối NATO Anders Fogh Rasmussen vào chiều nay.

Vào tuần trước Tổng thư ký NATO tuyên bố việc Nga can thiệp vào Ukraina là một đe dọa nghiêm trọng nhất đối với an ninh Châu Âu, kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc.
Trong khi đó, hôm qua, 25/03, Tổng thống Mỹ nhận định rằng thái độ của nước Nga của ông Putin không phải là dấu hiệu của « sức mạnh », mà là « sự yếu đuối ».

Theo giới quan sát, một trong các thông điệp chính của Tổng thống Mỹ trong chuyến công du Châu Âu lần này là Hoa Kỳ hứa hẹn sẽ bảo đảm an ninh cho các đối tác trong NATO, kể cả các nước thành viên NATO thuộc khối Liên Xô cũ.

Cuộc hội kiến thượng đỉnh Âu – Mỹ lần này cũng là cơ hội để hai bên tái khẳng định cam kết thúc đẩy các thương thuyết nhằm đạt được một thỏa thuận rộng lớn hơn về thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP).

Trong khuôn khổ của các thương thuyết này, các lãnh đạo Châu Âu hồi tuần trước đã nêu ra khả năng tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu khí đá phiến từ Mỹ qua Châu Âu nhằm giảm sự phụ thuộc của Châu Âu vào năng lượng dầu khí nhập từ Nga.

Trong bài diễn chiều nay tại Cung Nghệ thuật thành phố Bruxelles, Tổng thống Mỹ phải khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, trước cử tọa 2.000 khách mời.

Mối quan hệ đặc biệt này không chỉ vô cùng quan trọng đối với an ninh của Châu Âu, mà còn đối với cả « sự tiến bộ của nền dân chủ và việc bảo vệ luật pháp quốc tế » như nhận định của một giới chức cao cấp của Nhà Trắng.

Sáng nay, Tổng thống Mỹ đã có cuộc viếng thăm nghĩa trang duy nhất dành cho các binh sĩ Mỹ hy sinh trong Thế chiến thứ nhất tại Waragen (Flandre), cùng với Vua Bỉ Philippe và Thủ tướng Bỉ Elio Di Rupo.

Sau khi rời Bruxelles chiều tối nay, Barack Obama sẽ tới Roma để hội kiến với Giáo hoàng Phanxico, trước khi đến Ả Rập Xê Út.


Switch mode views: