Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Xung đột Syria : Tổng thống Assad xem nhẹ vai trò của châu Âu


SYRIA-CRISIS-ASSAD 3

Tổng thống Syria Bashar al-Assad trả lời phỏng vấn của đài Truyền hình Ý RaiNews24 tại Damas ngày 29/09/2013.
REUTERS/SANA/Handout via Reuters


Nhìn từ Damas, Châu Âu chỉ theo chân Hoa Kỳ và không có tính chính đáng để giải quyết khủng hoảng Syria.

Phát biểu trên đài truyền hình Ý vào tối 29/09/2013, Tổng thống al-Assad đã tuyên bố như trên. Đồng thời ông khẳng định Damas tuân thủ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về vũ khí hóa học đã được thông qua ngày 27/09/2013.

Trả lời phóng viên đài truyền hình Ý, RaiNews24, Tổng thống Syria nhấn mạnh : Syria sẽ tuân thủ nghị quyết 2118 vừa được Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua vào cuối tuần trước.

 Chính quyền Damas cam kết sẽ hỗ trợ và bảo đảm an ninh cho các chuyên gia của Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học OIAC trong thời gian họ công tác tại Syria.

Vào hôm nay 30/9/2013, một nhóm chuyên gia đầu tiên của OIAC khoảng 20 người, đã rời La Haye để đến Damas, bắt đầu công tác thanh tra kho vũ khí hóa học của Syria.

 Tất cả các nhà quan sát đều coi việc giải trừ vũ khí hóa học Syria là một công việc rất phức tạp khi biết rằng, mục tiêu đề ra nhằm phá hủy hơn 1.000 tấn hóa chất độc hại, như là chất độc sarin làm tê liệt thần kinh và hơi ngạt.

Liên Hiệp Quốc và OIAC đang ráo riết tuyển dụng các chuyên gia để hoàn thành nhiệm vụ phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria từ nay cho đến giữa năm 2014.

Hiện tại Nga và Trung Quốc đã tỏ ý muốn tham gia vào chiến dịch tại Syria.
Mỹ, Đức và một số quốc gia khác đã đề nghị hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật, hoặc bảo đảm hậu cần.

Theo một số các nhà ngoại giao, trước mắt Matxcơva và Washington chưa công bố cụ thể về nội dung thỏa thuận đôi bên đạt được vào trung tuần tháng 9 liên quan đến công tác « thanh tra » và « tẩy rửa » những địa điểm tàng trữ vũ khí hóa học của Syria.

Ngày 19/09/2013 chính quyền Syria đã chuyển tới Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học OIAC danh sách 45 địa điểm đang cất giữ vũ khí hóa học.
Toàn bộ những địa điểm này sẽ phải được quốc tế thanh tra trong thời hạn là 30 ngày.

 Trả lời báo chí, một thành viên của OIAC đánh giá là « không có lý do nào để nghi ngờ về những thông tin đã được chính quyền Damas cung cấp ».

Hôm 27/09/2013 Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết 2118 về vũ khí hóa học của Syria.
Văn bản này đòi Damas phải hủy toàn bộ các kho vũ khí hóa học. Đây là nghị quyết đầu tiên về Syria được Liên Hiệp Quốc thông qua kể từ khi xung đột bắt đầu vào tháng 3/2011 và là bước kế tiếp từ thỏa thuận mà Nga và Mỹ đã đạt được hôm 14/09/2013 tại Genève.

Tuy nhiên văn bản này không cho phép tự động trừng phạt nếu Damas không tôn trọng các cam kết trong nghị quyết 2118.
 Việc trừng phạt, nếu có, sẽ là nội dung của một nghị quyết khác.

Về vai trò của cộng đồng quốc tế trong tiến trình giải quyết khủng hoảng Syria, tổng thống Bachar Al Assad đánh giá « tích cực » sự kiện Iran, một đồng minh quan trọng của Syria, và Hoa Kỳ bắt đầu tỏ dấu hiệu hòa hoãn với nhau. Damas cho rằng quan hệ giữa Washington với Teheran nếu thực sự được sưởi ấm thì điều đó có lợi cho việc giải quyết khủng hoảng không chỉ tại Syria và còn cả đối với khu vực Trung Cận Đông.

Ngược lại Damas chỉ trích Châu Âu đã « theo đuôi » Hoa Kỳ trên hồ sơ Syria và trên cả một số những hồ sơ khác liên quan đến khu vực.

Tổng thống Syria nêu lên câu hỏi, làm sao Châu Âu có đủ uy tín khi mà chính sách đối ngoại của phần lớn các quốc gia trong khối này đối với Trung Cận Đông đã được rập khuôn theo Mỹ kể từ thời chính quyền tổng thống George Bush.

Châu Âu, theo Damas, không đủ tính chính đáng để can thiệp, kể cả về phương diện nhân đạo, bởi vì như lời tổng thống Assad, chính Châu Âu đã đề ra những biện pháp trừng phạt Syria nghiêm ngặt nhất kể từ khi quốc gia này được độc lập vào năm 1946.

Dù muốn dù không, thái độ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược của Liên Hiệp Châu Âu trên hồ sơ Syria trong những tuần lễ đầu tháng 9/2013, cho thấy Bruxelles lép vế trong tiến trình vãn hồi hòa bình tại quốc gia Trung đông này.


Switch mode views: