Trung Quốc tăng cường kiểm soát Biển Đông với tàu tiếp tế mới
- Thứ Ba, 17 tháng Chín năm 2019 14:23
- Tác Giả: Thanh Phương
Quần đảo Hoàng Sa, Biển Đông. Ảnh chụp ngày 27/07/2012
STR / AFP
Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát Biển Đông với một tàu tiếp tế mới có tầm hoạt động bao phủ toàn bộ vùng biển này.
Vừa được cho chạy thử đến đảo Phú Lâm vào cuối tháng 8, tàu tiếp tế « Tam Sa 2 », có trọng tải lên tới hơn 8.000 tấn, có thể chạy 6.000 km mà không cần được tiếp nhiên liệu và có thể chở đến 400 người, theo khẳng định của Tân Hoa Xã.
Theo giới phân tích, chiếc tàu tiếp tế khổng lồ này sẽ tham gia vận chuyển các thiết bị đến quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang kiểm soát toàn bộ, và có thể là đến cả quần đảo Trường Sa.
Trước « Tam Sa 2 », tàu « Tam Sa 1 », do cùng một công ty đóng, đã được đưa vào sử dụng năm 2015 ở Biển Đông, nhưng tàu này chỉ có trọng tải 7.800 tấn.
Jay Batongbacal, giáo sư hàng hải quốc tế, Đại Học Philippines, được đài VOA trích dẫn ngày 16/09/2019, nhận định, với tàu tiếp tế mới, Trung Quốc đang mở rộng khả năng hoạt động ra toàn bộ các vùng ở Biển Đông.
Theo vị giáo sư này, triển khai tàu « Tam Sa 2 » ra các vùng đang tranh chấp thậm chí còn có ý nghĩa biểu tượng.
Điều này còn quan trọng hơn ở chỗ là họ vẫn bỏ xa các nước khác trong khu vực.
Còn theo ông Andrew Yang, tổng thư ký Hội đồng Trung Quốc của Đài Loan, tàu tiếp tế mới sẽ tăng cường khả năng hỗ trợ hậu cần cho các binh sĩ đồn trú trên các đảo ở Biển Đông.
Ông Andrew Yang dự báo, rất có thể là Bắc Kinh sẽ đóng thêm nhiều tàu kiểu như vậy để luân phiên sử dụng ở Biển Đông.
Tân Hoa Xã cũng xác nhận là công ty đóng tàu «Tam Sa 2 » và « Tam Sa 1 » đang dự trù đóng một vận tải thứ ba « để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho các binh sĩ và nhân viên trên các đảo ».
Các nước tranh chấp khác không có được sức mạnh quân sự và trình độ công nghệ như Trung Quốc.
Quân đội Trung Quốc vào năm ngoái đã triển khai các oanh tạc cơ đến tận quần đảo Trường Sa.
Bắc Kinh cũng đang có kế hoạch triển khai các nhà máy hạt nhân trên biển năm 2020, theo bộ Quốc Phòng Mỹ.
Đài Loan thỉnh thoảng có đưa tàu vận tải đến quần đảo Trường Sa, nhưng Đài Bắc chỉ nắm giữ một đảo lớn ở quần đảo này.
Hải quân Việt Nam cũng có các tàu vận tải, nhưng Việt Nam thường dùng các tàu cá nhỏ hơn để vận chuyển trên Biển Đông, theo ghi nhận của ông Collin Koh, chuyên gia về an ninh hàng hải, Đại Học Công Nghệ Nanyang, Singapore.
Ông Collin Koh cho rằng Trung Quốc có thể cản trở các chuyến tiếp tế của các các tàu nhỏ như vậy.
Tin mới
- Các nước châu Âu quyết tâm hiện diện thường xuyên tại Biển Đông - 20/09/2019 02:43
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 19-9-2019 - 19/09/2019 20:00
- Mạng lưới phòng thủ dầy đặc của Nga thách thức phương Tây - 19/09/2019 15:53
- Hi Tech : Hoa Vi trình làng điện thoại mới Mate 30 - 19/09/2019 14:56
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 18-9-2019 - 19/09/2019 00:31
- Trump bổ nhiệm nhà đàm phán con tin O’Brien thay John Bolton - 18/09/2019 23:51
- Đối đầu với Teheran, Ả Rập Xê Út đơn độc - 18/09/2019 22:44
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 17-9-2019 - 17/09/2019 20:14
- Mike Pompeo, cột trụ cuối cùng trong chính sách ngoại giao của Donald Trump - 17/09/2019 15:33
- An ninh, điểm yếu của vương quốc dầu hỏa Ả Rập Xê Út - 17/09/2019 14:44
Các tin khác
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 16-9-2019 - 17/09/2019 03:14
- Đối tác chiến lược Mỹ-Việt sẽ có ý nghĩa như thế nào? - 17/09/2019 00:34
- Biển Đông: Manila chiều ý Bắc Kinh, Duterte bị tố bán « tương lai » đất nước - 17/09/2019 00:13
- Cơ sở dầu hỏa của Ả Rập Xê Út bị tấn công : Liên minh Riyad và Washington bị thách thức - 16/09/2019 22:17
- Biển Đông : Trung Quốc tức giận vì chiến hạm Mỹ áp sát Hoàng Sa - 16/09/2019 21:53
- Hồng Kông : Biểu tình kêu gọi Anh Quốc bảo vệ chống Trung Quốc - 15/09/2019 21:22
- ‘‘Robot - Bồ Tát’’ giảng kinh: Cuộc cách mạng trong Phật giáo? - 15/09/2019 01:30
- Đức: Máy bay lên thẳng chạy điện đầu tiên đã cất cánh - 14/09/2019 19:42
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 14-9-2019 - 14/09/2019 18:17
- Quốc phòng : Lầu Năm Góc "dồn hỏa lực" về phía Trung Quốc - 14/09/2019 14:50