Pháp-Nhật lên án "thái độ hung hăng" của Trung Quốc trên biển
- Chúa Nhật, 13 tháng Giêng năm 2019 19:21
- Tác Giả: Tú Anh
Bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly và ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian chào đón ngoại trưởng Nhật Taro Konvà bộ trưởng Quốc Phòng Takeshi Iwaya tại Brest.
AFP
Sau kỳ họp ngoại giao-quốc phòng lần thứ năm, theo công thức 2+2 hôm thứ sáu 11/01/2019 tại Brest, Pháp và Nhật cùng phản đối « thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và Biển Đông ».
Hai bên thông báo « nâng cao hợp tác giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và các đơn vị quân đội Pháp đóng tại các đảo ở Nam Thái Bình Dương ».
Quyết tâm tăng cường hợp tác an ninh Pháp-Nhật được thể hiện trong cuộc họp báo chung hôm thứ Sáu tại quân cảng Brest, miền tây bắc nước Pháp, theo nhận định của hãng thông tấn NHK.
Bốn quan chức cao cấp gồm ngoại trưởng Nhật Bản Kono Taro và bộ trưởng Quốc Phòng Iwaya Takeshi, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian và bộ trưởng bộ Quân Lực Florence Parly cùng bày tỏ quan ngại « sâu sắc » và lên án « mạnh mẽ » Trung Quốc gia tăng hoạt động quân sự ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, làm tình hình căng thẳng.
Để đối phó với mối đe dọa này, hai bên quyết định « nâng cao hợp tác » giữa quân đội Nhật và các đơn vị Pháp đóng tại Nam Thái Bình Dương (đảo Nouvelle Calédonie) từ quân sự cho đến khoa học, công nghệ, môi trường và năng lượng.
Hiện nay, hai nước đã và đang chuẩn bị các cuộc tập trận chung và có dự án chế tạo « tàu ngầm tự hành săn thủy lôi ».
Không quân Nhật sẽ trang bị hệ thống phá sóng truyền tin
Về phần Tokyo, để đối phó với nguy cơ bị không quân Trung Quốc và Nga uy hiếp và xâm lăng, máy bay quân sự Nhật sẽ được trang bị hệ thống tấn công điện tử để phá sóng ra-đa và truyền tin đối phương.
Mục tiêu thứ nhất là tăng cường khả năng tự vệ chống tên lửa có trang bị hệ thống nhiễu sóng đánh lừa ra-đa Nhật Bản.
Mục đích thứ hai là vô hiệu hóa từ xa khả năng tấn công của không quân, hải quân hay bất cứ một lực lượng nào của đối phương muốn xâm lăng nước Nhật.
Kế hoạch này đã được đưa vào ngân sách quốc phòng kể từ năm tới 2020.
Nhật báo Yomiuri thiên hữu cho biết chính phủ rút tỉa bài học Ukraina năm 2014.
Khi Nga sáp nhập bán đảo Crimée, hệ thống truyền tin liên lạc giữa bộ chỉ huy và các đơn vị Ukraina bị Nga phá sóng làm tê liệt. Quân đội Trung Quốc cũng đã trang bị cho các tiền đồn ở Biển Đông loại vũ khí điện tử này.
Tin mới
- Anh và Mỹ lần đầu tiên tập trận chung tại Biển Đông - 16/01/2019 16:47
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 15-01-2019 - 15/01/2019 22:42
- Pháp tôn vinh Leonardo da Vinci nhân 500 năm ngày giỗ - 15/01/2019 20:08
- Ba Lan chấn động sau vụ sát hại thị trưởng Gdansk - 15/01/2019 17:23
- Ba sai lầm lớn của phương Tây tại Trung Đông - 15/01/2019 17:00
- Hàn Quốc không còn xem Bắc Triều Tiên là « kẻ thù » - 15/01/2019 15:30
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 14-01-2019 - 14/01/2019 21:05
- Thổ Nhĩ Kỳ đau đầu vì chính sách điên đảo của Mỹ tại Syria - 14/01/2019 19:28
- Khủng hoảng Pháp : Tổng thống Macron kêu gọi dân chúng « góp ý » - 14/01/2019 17:02
- Hoa Vi sa thải nhân viên bị bắt tại Ba Lan - 13/01/2019 21:31
Các tin khác
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 12-01-2019 - 12/01/2019 18:54
- Hàn Quốc nghiêm trị việc « rủ rê » cùng tự tử trên mạng - 12/01/2019 17:49
- Pháp : « Áo Vàng » lại xuống đường, 3 ngày trước cuộc thảo luận toàn quốc - 12/01/2019 17:30
- Chiến lược mới của Mỹ tại Trung Đông : Cô lập Iran - 11/01/2019 20:17
- Shutdown tại Mỹ tác hại đến Liên Hiệp Quốc - 11/01/2019 19:59
- Thủ tướng Canada cũng nhức đầu vì « Áo Vàng » - 11/01/2019 17:13
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 11-01-2019 - 11/01/2019 17:05
- Pháp- Nhật tăng cường hợp tác quân sự tại Thái Bình Dương - 11/01/2019 16:32
- Đài Loan không tạo cơ hội cho Trung Quốc "giải phóng" - 10/01/2019 23:35
- Mỹ biến chính sách “đối kháng” Trung Quốc thành luật ARIA - 10/01/2019 23:13