• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-09-17 16:21:40') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-09-17 16:21:40') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 128 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Trung Quốc phóng tàu thăm dò lên phần tối Mặt trăng

china-space.jpg

Tầu vũ trụ Hằng Nga 4 được tên lửa đẩy Trường Chinh 3B phóng đi từ trung tâm không gian Tây Xương, tây nam Trung Quốc.
REUTERS/Stringer

Phục vụ tham vọng chinh phục không gian, hôm nay, 08/12/2018, Trung Quốc đã phóng tàu thăm dò đầu tiên trên thế giới lên vùng tối của Mặt trăng.

Tân Hoa Xã loan báo, vào lúc 2 giờ 23 phút giờ địa phương, tàu thăm dò Hằng Nga 4 (Chang’e-4) đã được tên lửa đẩy Trường Chinh 3B phóng lên từ căn cứ Tây Xương (Xichang)  tây nam Trung Quốc.

Đây là giai đoạn đầu tiên trong một hành trình dài của tàu Hằng Nga.
 Con tàu thăm dò này sẽ hạ cánh xuống phần khuất của mặt trăng vào ngày 01 tháng Giêng tới để nghiên cứu, làm các thí nghiệm khoa học trên bề mặt chưa hề được thám hiểm của mặt trăng.

Phần khuất của mặt trăng có địa hình gồ ghề, đan xen các miệng hố lớn.
Trong khi phần mặt nhìn thấy từ trái đất có địa hình bằng phẳng. Những hình ảnh đầu tiên của phần này được người Liên Xô chụp từ năm 1959.
 Hằng Nga 4 là tàu thăm dò đầu tiên trên thế giới hạ cánh xuống bề mặt khuất của mặt trăng để thám hiểm.

Trung Quốc đã chuẩn bị từ nhiều năm qua cho sứ mệnh đặc biệt khó khăn về mặt công nghệ này.
Một trong những thách thức lớn là làm sao liên lạc được với robot hạ cánh trên mặt trăng.
 Mặt tối của trăng hướng ngược chiều không nằm trực diện với trái đất để có thể truyền tín hiệu nếu không có các điểm tiếp sóng.

Hồi tháng 5 năm nay, Trung Quốc đã phóng một vệ tinh nhân tạo Ô Thước (Queqiao) lên quỹ đạo của mặt trăng để tiếp sóng các mệnh lệnh và dữ liệu trao đổi giữa trái đất với tàu thăm dò bên phần khuất của trăng.

Đây là lần thứ hai Trung Quốc phóng tàu thăm dò lên mặt trăng.
Lần đầu là tầu thăm dò mang tên Thỏ Ngọc (Yutu) vào năm 2013, hoạt động được 31 tháng.
Bắc Kinh dự tính năm tới sẽ phóng tiếp tàu Hằng Nga -5 để thu thập các mẫu mang về trái đất.

Chương trình nghiên cứu không gian của Trung Quốc do quân đội chỉ đạo được đầu tư nhiều tỷ đô la.
Bắc Kinh còn có tham vọng đưa robot lên sao Hỏa và đưa con người lên mặt trăng.

Switch mode views: