Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

IMF bớt lạc quan do chiến tranh thương mại Mỹ -Trung

china-economy-pmi

Một nhà máy điện tử ở Thanh Đảo. Ảnh chụp ngày 29/01/2018.
REUTERS/William Hong/File Photo

Hôm qua, 08/10/2018, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF công bố những dự báo tăng trưởng trong 2 năm 2018 và 2019, nhấn mạnh rằng chiến tranh thương mại Mỹ -Trung đang gây tác hại cho nền kinh tế thế giới.

Theo dự báo mới của IMF, tổng sản phẩm nội địa của toàn cầu trong hai năm này sẽ chỉ tăng 3,7%, thấp hơn 0,2 điểm so với dự báo trước đây.

Dự báo nói trên được đưa ra một ngày trước khi khai mạc kỳ họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới tại Bali, Indonesia, hôm nay.
Trọng tâm thảo luận giữa các bộ trưởng Tài Chính và thống đốc ngân hàng trung ương là sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và tác hại lên tăng trưởng kinh tế.

Riêng về Trung Quốc, theo dự báo của IMF, tăng trưởng nước này trong năm 2019 sẽ sụt giảm còn 6,2% do hậu quả của chiến tranh thương mại với Mỹ.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde nhận định :
"Đây chính là kịch bản tệ hại nhất theo dự báo của IMF. Tỷ lệ tăng trưởng giảm xuống còn 6,2% là mức thấp nhất của kinh tế Trung Quốc kể từ năm 1990.

Trong thời gian trước mắt, Trung Quốc sẽ thua thiệt hơn rất nhiều so với Mỹ trong cuộc đọ sức này.
Chỉ cần nhìn nét mặt của Ngoại trưởng Trung Quốc khi tiếp Ngoại trưởng Mỹ ở Bắc Kinh là đủ biết đây không còn là một cuộc chiến tranh lạnh, mà đã trở thành một cuộc xung đột gay gắt, với những hậu quả trực tiếp trên các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu ở bờ phía đông Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng dệt may, lốp xe, đậu nành.

Những dự báo của IMF khác hẳn với thái độ lạc quan thể hiện qua các bài diễn văn.
 Báo chí chính thức trong thời qua luôn khẳng định kinh tế Trung Quốc vẫn ổn định, không có gì phải lo ngại, thậm chí hô lại những khẩu hiệu của thời Mao Trạch Đông về khả năng tự cung và tự phát triển của Trung Quốc.

Trước những hành động “khiêu khích”, Trung Quốc đang đẩy mạnh việc phát triển trí thông minh nhân tạo để giành chiến thắng trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư và trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, như ghi nhận của tờ South China Morning Post ở Hồng Kông hôm qua.
Còn tác giả bài xã luận trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo thì khuyên là Trung Quốc nên giữ bình tĩnh đối với Hoa Kỳ.

Nhưng thái độ lạc quan này ngày càng khó mà khỏa lấp được những căng thẳng (trong nội bộ chính quyền Bắc Kinh) giữa một bên là những người chủ trương tăng cường sự phụ thuộc của nền kinh tế các định chế công, và bên kia là những người muốn đẩy mạnh mở cửa kinh tế.

Nếu những dự báo bi quan của IMF trở thành hiện thực, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể rơi xuống còn 4,6%, mức thấp chưa từng có kể từ khi nước này bắt đầu công nghiệp hóa."

Switch mode views: