Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trung Quốc tìm cách giành lại vị thế ở Miến Điện

 

TheinSein-TCBinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tổng thống Miến Điện Thein Sein đến dự diễn đàn Bác Ngao ngày 5/4/2013.
REUTERS/China Daily


 Bất ngờ trước tốc độ mở cửa nhanh chóng của chính quyền Miến Điện, Trung Quốc nay đang gia tăng nỗ lực để giành lại vị thế của một đồng minh thiết yếu, mà họ đã nắm giữ trong suốt thời kỳ chế độc tài quân phiệt.

Nhờ đã tiến hành những cải tổ chính trị ngoạn mục kể từ khi tập đoàn quân sự giải thể, nhường chỗ cho một chính phủ dân sự vào tháng 03/2011, Miến Điện nay được cả thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây, ve vãn.

Nhưng Trung Quốc đã không ngờ ván bài sẽ được sắp xếp lại như vậy, vì ban đầu cứ nghĩ rằng những cải tổ nói trên chỉ là bề ngoài.

Một nhà phân tích Miến Điện được AFP trích dẫn nhận định :
 « Trung Quốc đã bị bất ngờ và chưa nhận thức hết tầm mức của những thay đổi tại Miến Điện ».

Thứ Sáu vừa qua, tổng thống Thein Sein đã đi thăm Trung Quốc và đã được chủ tịch Tập Cận Bình tiếp đón.

 Theo lời đại sứ Trung Quốc tại Miến Điện, chuyến đi này diễn ra vào một thời điểm « quan trọng ».
 Ông cho rằng, « một số thế lực bên ngoài » không muốn thấy « một sự phát triển lành mạnh, suôn sẻ và nhanh chóng quan hệ Miến-Trung ».

Cựu đại sứ Anh quốc tại Đông Nam Á Drak Tonkin cũng đồng ý rằng chuyến đi của tổng thống Thein Sein cho thấy Miến Điện nhìn nhận tầm quan trọng của quan hệ với Trung Quốc.

Chỉ mới cách đây hai năm, Bắc Kinh còn dùng quyền phủ quyết của một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an để tránh cho Miến Điện bị quốc tế trừng phạt hơn nữa và vẫn đầu tư ồ ạt vào nước láng giềng, lợi dụng lúc các nước Tây phương còn bị cấm cửa.

Trong một thời gian dài, Trung Quốc là đồng minh duy nhất yểm trợ vô điều kiện cho Miến Điện, nhưng theo các nhà quan sát, chính vì quá ngột ngạt với sự hiện diện của Trung Quốc mà chính quyền Miến Điện đã phải tiến hành cải cách, xích gần lại phương Tây.

Chỉ sáu tháng sau khi lên cầm quyến, tổng thống Thein Sein đã ra lệnh đình chỉ dự án đập thủy điện khổng lồ do Trung Quốc tài trợ.

Từ đó đến nay, nhiều vấn đề đã cản trở nỗ lực của Bắc Kinh giành lại vị thế đã mất ở Miến Điện.

Kể từ nay, Trung Quốc tập trung vào việc bảo vệ các quyền lợi kinh tế, đặc biệt là các dự án khai thác mỏ và dự án năng lượng.

Bắc Kinh cũng đã can dự vào các cuộc đàm phán giữa chính quyền Miến Điện với quân nổì dậy sắc tộc thiểu số Kachin.

Các trận giao tranh giữa lực lượng này với quân chính phủ đe doạ đến công trình xây dựng đường ống dẫn dầu khí giữa Ấn Độ Dương với Trung Quốc.

 Hai vòng đàm phán đã diễn ra ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng việc Bắc Kinh tập trung quá nhiều vào quyền lợi của họ có thể khiến Miến Điện bất bình.

Tuy vậy, về lâu dài, Miến Điện cũng khó mà quay lưng lại với một quốc gia mà hiện vẫn chiếm 1/3 đầu tư ngoại quốc trực tiếp.

Ngay cả lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi cũng nhìn nhận tính chất thiết yếu của quan hệ Miến-Trung.

Bà đã bị chỉ trích khi gần đây kêu gọi dân làng đừng chống đối dự án khai thác mỏ đồng do Trung Quốc thực hiện ở miền Bắc Miến Điện.

Nhưng bà Aung San Suu Kyi giải thích hành động của bà là do sự cần thiết về mặt ngoại giao.

 Bà cho rằng : « Chúng ta phải hòa thuận với láng giềng, dù chúng ta có muốn hay không ».

Switch mode views: