Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tại Bangladesh, đức giáo hoàng vẫn tránh nhắc đến từ « Rohingya »

pope-asia-bangladesh 3

Giáo hoàng Phanxicô tại thủ đô Bangladesh.
Reuters

Tại Bangladesh, chặng dừng thứ hai trong chuyến tông du châu Á của đức giáo hoàng Phanxicô, một buổi thánh lễ ngoài trời đã được tổ chức hôm nay 01/12/2017, quy tụ hàng trăm nghìn tín đồ công giáo.

Trong ngày, lãnh đạo tòa thánh Vatican tiếp đại diện của người tị nạn Rohingya.

Tuy nhiên, cũng giống như tại Miến Điện, một lần nữa, ngài lại tránh nhắc đến từ « Rohingya » khi kêu gọi cộng đồng quốc tế có những biện pháp quan trọng để đối phó với tình trạng di dân ồ ạt.

Thông tín viên RFI, Aymeric Pourbaix tại Dhaka giải thích :

« Đầu tiên là vì các giám mục Miến Điện đã đề nghị ngài như thế. Vì điều đó có nguy cơ châm ngòi nổ tại một đất nước đang nhiều áp lực : bên ngoài là cộng đồng quốc tế, và bên trong là quân đội, vốn dĩ chỉ trông chờ một cái cớ để trở lại nắm quyền và đánh bật và Aung San Suu Kyi.
Trong vụ việc này, tòa thánh nhắm đến dài hạn và mong muốn nền dân chủ mong manh Miến Điện được thiết lập thật sự.

Vẫn theo các giám mục ở đây, vấn đề này không đơn giản, và khó tìm được một giải pháp.
Liệu có nên tiếp tục để người tị nạn tạm trú tại Bangladesh, và làm chao đảo thêm nữa một đất nước đã quá đông dân và rất nghèo này ?
Hay là để người tị nạn hồi hương về Miến Điện, với nguy cơ đối mặt với một nạn diệt chủng mới ?

Về những câu hỏi đó, tòa thánh lúc này không có quyền hạn ra quyết định. Họ chỉ có thể phô bày cho thế giới thấy cảnh khốn quẫn của nhân loại như đức giáo hoàng đang làm.
Ngài là một trong những người đầu tiên, ngay từ đầu năm 2017 đã báo động công luận khi công khai nói đến thảm kịch của những người tị nạn này…

Tối nay, ngài tiếp 18 người Rohingya, thuộc ba gia đình khác nhau. Vào thời buổi thông tin trực tiếp và dễ thấy, những hình ảnh này sẽ nói thay lời.
Như lời khẳng định của đại sứ Mỹ tại Bangladesh, Marcia Bernicat : Đương nhiên, những người Rohingya này họ cũng có tên, nhưng họ cũng cần đến một tiếng nói, một lời nói thay ».

Switch mode views: