Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Việt Nam sẽ qua mặt Trung Quốc trong danh sách mua vũ khí Nga

vn phung q thanh

 



Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh phát biểu trước báo chí sau khi gặp gỡ người đồng nhiệm Sergei Shoigu, tại Hà Nội ngày 05/03/2013.
REUTERS/Kham


 

Chuyến công du Việt Nam vừa kết thúc ngày 06/03/2013 của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của Nga.

 Theo nhận định của Tổng biên tập tạp chí Quốc phòng Nga Nationalnaya Oborona vào hôm qua, 07/03, với tất cả những gì Việt Nam đang muốn mua, Hà Nội sẽ vươn lên đứng thứ ba trong số các bạn hàng mua vũ khí lớn nhất của Mátxcơva.

Hiện nay, trong danh sách ba khách hàng mua vũ khí nhiều nhất của Nga, đứng đầu vẫn là Ấn Độ, theo sau là Venezuela, rồi đến Trung Quốc.
Nhưng với việc Việt Nam ngày càng muốn trang bị thêm vũ khí do Nga chế tạo, Việt Nam sẽ thay vào vị trí của Trung Quốc trong danh sách này.

Theo báo chí Nga, hợp tác quân sự Nga-Việt đang phát triển mạnh. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã cho biết là trong khoảng thời gian ngắn sắp tới đây, Hà Nội và Mátxcơva sẽ ký kết một thỏa thuận về các điều kiện cho phép chiến hạm Nga ghé cảng Việt Nam.

Cũng trong lãnh vực hải quân, nhà máy đóng tàu Admiralteiskye Verfi của Nga sắp bàn giao cho Việt Nam hai trong số sáu tàu ngầm lớp Kilo đã đặt mua cho Hải quân Việt Nam.
 Đây là loại tàu ngầm chạy bằng diesel, được chế tạo trong khuôn khổ Dự án 636 Varshavyanka.

Theo ông Igor Korotchenko, Tổng biên tập tạp chí quốc phòng Nationalnaya Oborona, việc cung cấp vũ khí cho Hải quân Việt Nam là một khía cạnh mới trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước, và trong thực tế, công cuộc hợp tác này không chỉ giới hạn vào việc mua sáu chiếc tàu ngầm.

Ông Korotchenko giải thích : « Việt Nam đang tích cực tìm mua các tàu chiến lớp Gepard, loại tàu tấn công đa năng vận tốc nhanh.

Theo giấy phép của Nga, Việt Nam đang xây dựng loại tàu mang tên lửa. Hai nước cũng đã thành lập một liên doanh để sản xuất tên lửa chống tàu thuộc loại ‘Uran’.»

Báo chí Nga còn nhắc lại rằng ngoài các loại phi cơ hiện đại và các hệ thống vũ khí trên bộ khác nhau đang được cung cấp trong khuôn khổ các hợp đồng hiện tại, còn có một khối lượng lớn các thiết bị quân sự từ thời Liên Xô tại Việt Nam.
Một phần quan trọng trong số vũ khí này có thể được hiện đại hóa và với thời gian hoạt động được kéo dài.

Nếu gộp chung tất cả các hợp đồng đó, Việt Nam sẽ trở thành khách mua vũ khí lớn thứ ba của Nga, sau Ấn Độ và Venezuela.

Switch mode views: