Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bắc Triều Tiên : Rex Tillerson chỉ « rung cây dọa khỉ » ?

southkorea-usa-Rex

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (T) và đồng nhiệm Hàn Quốc Yun Byung-Se trong cuộc họp báo tại Seoul, ngày 17/03/2017
REUTERS

Ngoại trưởng Hoa Kỳ dự tính giải pháp quân sự chống lại Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, trong bài trả lời phỏng vấn báo Liberation ngày 18/03/2017, nhan đề « Bắc Triều Tiên :

Liệu Hoa Kỳ thật sự muốn can thiệp quân sự ? » chuyên gia Bruno Tertrais, phó giám đốc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược giải thích tại sao chiến lược này là khó thực hiện.

 RFI Tiếng Việt xin giới thiệu.

Hiện đang công du châu Á, tân lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ, Rex Tillerson, trong khi đến thăm khu vực phi quân sự, nơi chia cắt hai miền Nam và Bắc Triều Tiên, có tuyên bố là một hành động quân sự nhắm vào Bình Nhưỡng là « một giải pháp » đang được để ngỏ.

Ông nói : « Chính sách kiên nhẫn đã chấm dứt. Chúng tôi sẽ nghiên cứu một loạt các biện pháp mới về ngoại giao, an ninh và kinh tế. » Và ông kết luận : « Mọi chọn lựa đều trên bàn nghị sự ».

Bình Nhưỡng gần đây đã tiến hành một chuỗi hành động khiêu khích.
Bắc Triều Tiên đã phóng một tên lửa hồi tháng 2 vào lúc tổng thống Trump và thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, cùng bày tỏ thái độ cứng rắn trước chế độ Kim Jong Un.
Và một đợt phóng tên lửa khác cũng đã được thực hiện đầu tháng 3 này và 3 trong số tên lửa đó rơi không xa mấy bờ biển Nhật Bản.
 Liệu các tuyên bố của ngoại trưởng Rex Tillerson có được thực hiện hay không ?

 Sau đây là nhận định của chuyên gia Bruno Tertrais.

Liberation : Có nên xem xét một cách nghiêm túc thông báo của tân ngoại trưởng Mỹ hay không ?

Bruno Tertrais : Không, tôi hoàn toàn không nghĩ đó là ý định của Hoa Kỳ.
Cũng như chính quyền Obama, tân chính quyền Mỹ biết rất rõ là một quyết định như thế sẽ bị Hàn Quốc phản đối, vì Seoul rất khó có thể chống đỡ trước cuộc tấn công của Bình Nhưỡng.

Trung Quốc có thái độ tương tự, cũng sẽ không tán đồng. Ngược lại, trong trường hợp mối đe dọa gần kề, nguy cơ một vụ tấn công rất có thể biến thành hiện thực.
Đó chính là điều mới đáng lo, nhất là khi Bắc Triều Tiên sẽ có tên lửa liên lục địa. Nhưng Rex Tillerson cẩn trọng hơn là ta nghĩ.

Khi tuyên bố là « mọi giải pháp » đều trên bàn nghị sự, ông đã nói tất cả những gì cần nói nhưng chẳng có nội dung. Thậm chí điều này có thể làm lộ ra sự yếu kém.
Ngay cả khi được diễn giải như là một sự cứng rắn, điều này có thể làm gia tăng chứng hoang tưởng của Bình Nhưỡng.

Liberation : Nhưng các tuyên bố của Rex Tillerson đánh dấu một sự đoạn tuyệt với chính sách ngoại giao thời Obama…

Bruno Tertrais : Không, trên thực tế, không hẳn có sự đứt đoạn về mặt cơ bản. Đó chẳng qua là một sự thay đổi về hoàn cảnh và lời lẽ mà thôi.
Nếu phải so sánh với trường hợp nước Pháp, chúng ta lấy ví dụ về sự thay đổi diễn ra trong hồ sơ Iran giữa thời kỳ tổng thống của ông Chirac và ông Sarkozy : đương nhiên lời lẽ công khai thì có khác, nhưng thực chất vẫn như vậy.

Rex Tillerson tỏ ra cứng rắn, ông ấy vạch ra lằn ranh đỏ, nhưng đó là những kiểu tuyên bố rất đặc trưng của các tổng thống Hoa Kỳ và đã có từ thời Clinton. Và Bình Nhưỡng thản nhiên vượt qua những lằn ranh đỏ đó….

Liberation : Thế thì làm thế nào giải thích sự bất lực cho đến lúc này của Hoa Kỳ trước Bắc Triều Tiên?

Bruno Tertrais : Lẽ ra nên nói đến sự bất lực của cả cộng đồng quốc tế, chứ không chỉ riêng của Hoa Kỳ.
Không một ai thuyết phục được Bình Nhưỡng từ bỏ trang bị tên lửa đạn đạo có hiệu năng cao và vũ khí hạt nhân hoàn chỉnh.
 Lịch sử cho ta thấy là rất khó buộc một quốc gia ngừng chương trình hạt nhân khi mà chế độ đó có cảm giác sự tồn tại và tính chính đáng của họ bị đe dọa.

Dẫu sao quốc tế cũng đã làm chậm lại chương trình hạt nhân bằng cách đàm phán và đôi khi cả phá hoại.
Và trong mọi trường hợp, nếu có một giải pháp, thì giải pháp này phải thông qua Bắc Kinh, vì chỉ có Trung Quốc mới thật sự có thể gây áp lực lên Bắc Triều Tiên do sự lệ thuộc kinh tế của Bình Nhưỡng.

Switch mode views: