Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trung Quốc: Anh can thiệp vào vụ chủ tiệm sách Hồng Kông mất tích

HK-BOOKSELLER 1

Người biểu tình mang ảnh ông Lý Ba, chủ hiệu sách bị mất tích, trước văn phòng liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông, ngày 19/01/2016.
REUTERS/Bobby Yip

Ngày 12/02/2016, Bắc Kinh đã đáp trả mạnh mẽ cáo buộc của Anh Quốc, cho rằng chủ một tiệm sách tại Hồng Kông đã « bị ép đưa về Đại Lục », đồng thời chỉ trích Luân Đôn can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc.

Hôm qua, Anh Quốc đã đưa ra một báo cáo mô tả vụ mất tích của Lý Ba, cư dân Hồng Kông mang quốc tịch Anh và là chủ một hiệu sách tại Hồng Kông chuyên xuất bản các tựa sách chỉ trích nền chính trị của Đại Lục, như một sự « vi phạm nghiêm trọng » các thỏa thuận mà Bắc Kinh đã ký kết với Luân Đôn trước khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997.

Đây là những bình luận nặng nề nhất từng có của Anh Quốc về vụ án đang gây chấn động Hồng Kông đồng thời dấy lên nỗi lo sợ về một nền tự do đang bị xói mòn tại đặc khu hành chính.
Đáp trả lại, Bắc Kinh cũng mạnh mẽ đả kích Luân Đuôn đã có « những cáo buộc vô căn cứ chống lại Trung Quốc. ».

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi tuyên bố :« Vụ việc tại Hồng Kông là vấn đề nội bộ của Trung Quốc ».
 Đồng thời, ông yêu cầu Anh Quốc ngừng can thiệp vào các vấn đề của đặc khu.

Bốn nhân viên khác của nhà xuất bản Mighty Current đã mất tích hồi tháng Mười năm ngoái, ba người đã mất tích khi đang ở Đại Lục và một người mất tích tại Thái Lan.
Chính quyền Bắc Kinh thừa nhận rằng những người này hiện đang bị điều tra hình sự.
Nhưng câu hỏi quan trọng hơn cả là, điều gì đã xảy đến với chủ tiệm sách Lý Ba, 65 tuổi, mất tích hồi tháng 12, người duy nhất mất tích ngay tại Hồng Kông.

Những lá thư gửi cho vợ được viết bởi chính ông Lý, khẳng định rằng ông hiện đang ở Đại Lục và hoàn toàn tự nguyện tới đây nhằm phục vụ công tác điều tra.

Trong khi đó, các nghị sĩ và giới hoạt động nhân quyền tại Hồng Kông lại tố cáo giới chức Trung Quốc đã bắt cóc ông Lý, đồng thời làm vi phạm luật khi cho phép cảnh sát Đại Lục hoạt động ngoài lãnh thổ.

Theo nguyên tắc « một quốc gia, hai chế độ », công dân Hồng kông được hưởng sự bảo hộ của hệ thống luật pháp của Hồng Kông.
Ngoại trưởng Anh Quốc, Philip Hammond nói rằng Luân Đôn đã kêu gọi để cho ông Lý Ba trở về Hồng Kông ngay lập tức và họ đã có những trao đổi với chính phủ Trung Quốc « ở cấp cao nhất ».

Tuy nhiên, chính phủ Hồng Kông lại nghi ngờ cáo buộc Anh Quốc cho rằng ông Lý bị « ép buộc tới Đại Lục ».
Trước những quan ngại ngày càng tăng về các vụ mất tích, chính quyền đặc khu hành chính khẳng định họ « đặc biệt lưu tâm đến vụ án ».

Trong tháng này, Washington cũng kêu gọi Bắc Kinh giải trình về các vụ mất tích.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng những sự việc này «nêu lên câu hỏi về cam kết của Trung Quốc về nền tự chủ của Hồng Kông ».

Switch mode views: