Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trung Quốc phản đối Tuyên bố của ASEAN về Biển Đông

 
asean -malaisia
 
 
Thủ tướng Malaysia Najib Razak phát biểu khai mạc thượng đỉnh ASEAN ở Kuala Lumpur, 27/04/2015.
REUTERS/Olivia Harris
 
 
Hôm qua, 28/04/2015, Bắc Kinh đã tỏ thái độ bực tức và bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về việc Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 26 nhấn mạnh là Hiệp hội « chia sẻ những quan ngại sâu sắc của một số lãnh đạo về việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông ».
 
Theo Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc, trong cuộc họp báo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nhắc lại lập trường của Bắc Kinh là các hoạt động xây dựng, bồi đắp ở quần đảo Nam Sa, tức quần đảo Trường Sa, là hoàn toàn thuộc chủ quyền của Trung Quốc và điều này không thể phản bác được.
 
Trung Quốc cho rằng các quyền tự do lưu thông trên biển và trên không trong khu vực vẫn được tôn trọng và không có vấn đề gì.
 
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tỏ ra tức tối, phản đối các hành động của « một nước đơn lẻ » đã tìm cách thao túng hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và phá hoại quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và ASEAN vì những mục đích riêng của mình.
 
Bắc Kinh đã có phản ứng bực tức vì trong Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 26, phần nói về Các vấn đề Khu vực và Quốc tế, có bốn đoạn, từ số 59 đến 62, đề cập đến hồ sơ Biển Đông.
 
Đoạn 59 ghi rõ : « Chúng tôi chia sẻ quan ngại sâu sắc của một số Lãnh đạo về việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông, làm xói mòn lòng tin, sự tin cậy và phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông ».
 
Trong đoạn 60, lãnh đạo ASEAN « chỉ đạo các Ngoại trưởng khẩn cấp xử lý vấn đề này một cách xây dựng », trong khuôn khổ quan hệ ASEAN-Trung Quốc và trong tinh thần tôn trọng các nguyên tắc chung sống hòa bình.
 
Trong hai đoạn tiếp theo, ASEAN kêu gọi thực thi Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông – DOC, không đe dọa dùng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thúc đẩy tham vấn để nhanh chóng xây dựng được Bộ Luật ứng xử ở Biển Đông – COC.
 
Cho đến nay, Bắc Kinh rất lo ngại ASEAN đoàn kết, có lập trường chung trong hồ sơ Biển Đông. Trung Quốc chủ trương đàm phán song phương với từng nước có tranh chấp.
 
Trong cuộc họp báo hôm qua, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhắc lại quan điểm này của Bắc Kinh.
 
 
 
Switch mode views: