Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Biển Đông : Malaysia thúc Trung Quốc tăng tốc đàm phán Quy tắc Ứng xử

 
BIEN DONG.3
 
Một tuần trước lúc mở ra Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, Ngoại trưởng Malaysia, chủ tịch đương nhiệm Hiệp hội Đông Nam Á, vào hôm nay 23/04/2015 đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc hợp tác với ASEAN và tăng tốc độ đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC). 
 
Lời kêu gọi của Malaysia được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh bị nghi ngờ là đang trì hoãn việc thương thuyết, chờ hoàn tất các công trình đắp đảo nhân tạo tại những nơi mà Trung Quốc chiếm đóng tại Biển Đông.
 
Trong bài phỏng vấn được nhật báo Malaysia The Star công bố vào hôm nay, Ngoại trưởng Anifah Aman xác nhận là Kuala Lumpur dự định sử dụng vai trò Chủ tịch ASEAN của mình trong năm nay để thúc đẩy việc đúc kết một Bộ Quy tắc Ứng xử trên biển (COC) nhằm ngăn ngừa các hành động khiêu khích.
 
Trên vấn đề này, khối nước Đông Nam Á cần đến sự hợp tác của Trung Quốc, và ông Anifah cho biết là : « Malaysia hy vọng Trung Quốc sẽ làm việc cùng với các thành viên ASEAN trong việc đẩy nhanh việc đúc kết luận của các cuộc đàm phán về bộ Quy tắc Ứng xử ».
 
Ngoại trưởng Malaysia đồng thời cảnh báo các bên tranh chấp tại Biển Đông là nên tránh các hành động kích động căng thẳng, một lời được cho là nhằm ám chỉ các hoạt động bồi đắp, xây dựng mà Trung Quốc đang thức hiện trên các rạn san hô ở vùng quần đảo Trường Sa.
 
Theo nhận định của hãng tin Pháp AFP, từ hơn một chục năm nay, ASEAN luôn luôn thúc đẩy Trung Quốc đàm phán về một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông, mang tính chất ràng buộc hơn về mặt pháp lý, trên cơ sơ bản Tuyên bố về Ứng xử DOC, không mang tính cưỡng hành, đã được hai bên ký kết vào năm 2002.
 
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã bị tố cáo là cố tình trì hoãn việc đàm phán, vì muốn được rảnh tay hành động trên hầu như toàn bộ vùng biển mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ.
 
Trong những tuần lễ gần đây, Bắc Kinh đã bị hàng loạt những lời chỉ trích là muốn thay đổi hiện trạng Biển Đông bằng một loạt công trình bồi đắp đảo nhân tạo tại Trường Sa, và xây dựng trên đó những cơ sở có khả năng được dùng vào mục tiêu quân sự để khống chế vùng Biển Đông bằng vỡ lực.
 
Chính quyền Philippines đã xác nhận rằng họ sẽ nêu vấn đề này ra trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và ngày thứ Hai, 27/04 tới đây.
 
 
 
Switch mode views: