Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Việt Mỹ đối thoại quốc phòng


maybay quansuViệt Nam có thể mua lại các loại phi cơ và tàu của hải quân Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ đã có cuộc đối thoại về chính sách quốc phòng sau khi Washington tuyên bố nới lỏng một phần lệnh cấm vận bán vũ khí cho Hà Nội vào hồi đầu tháng 10.

Truyền thông Việt Nam đưa tin, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã chủ trì cuộc đối thoại hôm 21/10 ở Hà Nội với bà Amy Searight, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Hai bên đã trao đổi tình hình thế giới, khu vực cùng quan tâm và xem lại kết quả đạt được trên 5 lĩnh vực được nêu trong Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương và thống nhất, theo Thông tấn xã Việt Nam.

Thông cáo về cuộc gặp đăng trên trang mạng của Bộ Quốc phòng cũng nhắc tới “phương hướng hợp tác quốc phòng trong tương lai”, và hợp tác quân sự này “góp phần duy trì ổn định khu vực”.

Trang tin về quốc phòng và tình báo Janes.com bình luận: "Đây là điều đáng chú ý khi mà một phần lệnh cấm vận vũ khí đã được dỡ bỏ đối với các thiết bị phòng vệ trên biển có thể giúp Việt Nam tăng cường an ninh trên toàn bộ đặc khu kinh tế của nước này.

"Việt Nam cũng từng tỏ ý quan tâm mua phi cơ tuần tra biển Lockheed Martin P-3 Orion và hệ thống radar bờ biển Raytheon.

"Cũng có khả năng Việt Nam sẽ theo đuổi việc mua lại tàu thuyền đã sử dụng của hải quân hoặc của lực lượng phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ.

"Nếu Việt Nam chính thức bày tỏ mối quan tâm mua sắm những phương tiện này, nó sẽ được trình bày qua đối thoại chính sách quốc phòng, được thiết lập năm 2010 và cho thấy đây là diễn đàn quốc phòng quan trọng giữa hai quốc gia."

phungquangthanh leonpanettaÔng Phùng Quang Thanh và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta vào tháng 6/2012

Trong cuộc đối thoại chính sách quốc phòng vào tháng 1/2013, bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh từng xác nhận Việt Nam mong Mỹ "sớm bỏ lệnh cấm vận mua bán vũ khí sát thương vì mục đích bình thường hóa quan hệ hai nước" và cũng bày tỏ ý muốn mua vũ khí của Mỹ.

"Nếu được dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, chúng tôi có nhu cầu mua một số vũ khí trang bị, trước hết để sửa chữa, bảo quản, nâng cấp một số vũ khí chúng tôi thu được trong chiến tranh," ông Thanh nói.

Còn ông Leon Panetta lúc đó đã không bình luận về lệnh cấm vận bán vũ khí, nhưng nói "trợ giúp" cho Việt Nam sẽ đi kèm điều kiện.

Quyết định gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí áp dụng lên Việt Nam được thông báo hôm 02/10 - cho phép Hoa Kỳ bán vũ khí sát thương và phi sát thương cho Việt Nam trong lúc Hà Nội đang nỗ lực tăng cường tuần tra và an ninh trên biển.

Việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí thể hiện sự gia tăng mức độ tin cậy lẫn nhau trong mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

Điều này cũng mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng hơn giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, giới chức Hoa Kỳ nói đã đưa ra quyết định sau một số tiến bộ của Việt Nam về nhân quyền nhưng cảnh báo rằng nếu Việt Nam muốn Mỹ tiếp tục nới lỏng thêm lệnh cấm thì cần phải có thêm tiến bộ.

“Điều thúc đẩy chuyện này rõ ràng không phải là mong muốn chuyển giao khí tài quân sự cho Việt Nam mà là nhu cầu cần thiết trong khu vực,” hãng tin AFP dẫn lời một quan chức giấu tên của Mỹ nói và nhấn mạnh năng lực yếu của Việt Nam trên vùng biển có tranh chấp với Trung Quốc và lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.

Switch mode views: