Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nhật tố cáo « hành động nguy hiểm » của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông

Abe-Tokyo


Thủ tướng Shinzo Abe tại Tokyo. Ảnh chụp ngày 01/07/2014
REUTERS/Issei Kato


Ngày 05/08/2014, Nhật Bản cảnh cáo các « hành động nguy hiểm » trên không và trên biển của Trung Quốc tại vùng Biển Hoa Đông, có thể mang lại những « hậu quả không mong muốn ».

Tokyo đồng thời tố cáo các động thái quyết đoán phi pháp của Bắc Kinh trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển.

Trong quyển sách trắng thường niên về Quốc phòng, Tokyo « rất quan ngại » về việc Bắc Kinh đã thiết lập một vùng nhận dạng phòng không – vào tháng 11 năm 2013 bên trên Biển Hoa Đông.
Hành động này, theo Nhật Bản, « chỉ có thể làm căng thẳng leo thang và có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn ».

Sách trắng Quốc phòng của Nhật Bản còn tố cáo các hành động coi thường luật pháp trong các cuộc tranh chấp trên biển với các nước láng giềng nói chung : « Liên quan đến các vụ tranh chấp trên biển, Trung Quốc đã có những biện pháp quyết đoán, trong đó có cả những biện pháp cưỡng bức nhằm phá vỡ hiện trạng, những biện pháp chỉ dựa trên sự khẳng định duy nhất từ phía Trung Quốc, điều đi ngược lại với luật pháp quốc tế ».

Vào tháng 11 năm 2013, Bắc Kinh đã loan báo việc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, bao trùm cả vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản đang quản lý, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.

 Quyết định đầy tính khiêu khích đó được đưa ra trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền Bắc Kinh Tokyo trên vùng Senkaku/Điếu Ngư đặc biệt leo thang từ năm 2012.
Tàu thuyền và phi cơ Trung Quốc thường xuyên thâm nhập vào không phận và hải phận vùng Senkaku/Điếu Ngư, buộc Tokyo phải có biện pháp theo dõi và đối phó.

Trong một cuộc đối đầu vào đầu năm nay, Tokyo cho biết hai chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay sát máy bay Nhật Bản – chỉ cách khoảng 30 mét – tại vùng phòng không chồng lấn giữa hai bên.

Bắc Kinh dĩ nhiên đã tố cáo ngược lại rằng chính máy bay quân sự Nhật Bản gây nguy hiểm khi áp sát phi cơ Trung Quốc.
Ngoài Nhật Bản, một số quốc gia Đông Nam Á cũng là bất hòa với Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam đặc biệt xấu hẳn đi sau vụ Bắc Kinh cho đặt một giàn khoan nước sâu ngay bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong hơn hai tháng, từ đấu tháng Năm cho đến giữa tháng Bảy.

Sách trắng Nhật Bản cũng nhấn mạnh trên việc ngân sách Quốc phòng Trung Quốc tăng đều đặn và đáng kể trong 10 năm qua.

Ngân sách Quốc phòng Nhật đã tăng lần đầu tiên từ 11 năm, vào đầu 2013, tăng 2,2%. Vào tháng 12 năm nay, chính quyền Abe quyết định tăng 5% chi phí quân sự cho 5 năm tới.
Thủ tướng Abe đã bật đèn xanh cho khỏan chi phí 24 700 tỷ yen – 175 tỷ euro- cho thời hạn 2014-2019.

 Ngoài chi phí nhân sự, Nhật mua thêm trang thiết bị, trong đó có 3 máy bay không người lái, 17 máy báy cất cánh thẳng đứng Osprey, 52 xe lội nước và 5 tàu ngầm.
Với trang thiết bị này, theo AFP, còn phải cộng thêm việc mua 2 khu trục hạm được trang bị hệ thống chống tên lửa Aegis, và 28 chiến đấu cơ F35, một máy bay tàng hình đời mới nhất.


Switch mode views: