Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nga thủ lợi khi ủng hộ Trung Quốc tranh giành Biển Đông ?

putin- binh


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (p) nghênh đón tổng thống Nga Vladimir Putin trước buổi chụp hình các lãnh đạo về dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu (Trung Quốc) ngày 04/09/2016.
Greg BAKER / AFP

Phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà Trọng Tài Thường Trực La Haye đã làm Trung Quốc tức giận.

Để khẳng định chủ quyền trên bBển Đông, Trung Quốc không ngần ngại biểu dương sức mạnh quân sự qua cuộc tập trận chung với Nga diễn ra trong suốt một tuần lễ kể từ hôm nay, 12/09/2016 ngoài khơi Quảng Đông .

Câu hỏi đặt ra là Matxcơva được lợi gì khi ủng hộ Bắc Kinh ?

Đúng ba tháng sau ngày Toà trọng tài La Haye ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh, ba tàu chiến và hai tàu hậu cần Nga thuộc Hạm đội Thái Bình Dương đến biển Nam Trung Hoa để cùng hạm đội Nam Hải của Trung Quốc thao dượt « hải chiến và chiếm đảo » trong vòng một tuần lễ kể từ hôm nay 12/09.

Tuy bộ Ngoại giao Nga khẳng định không can dự vào xung khắc chủ quyền tại Biển Đông nhưng theo giới phân tích, tình hình sẽ không đơn giản.

Nếu chỉ nhìn từ Matxcơva, Nga sẽ hưởng được nhiều lợi thế nếu Trung Quốc kiểm soát được Biển Đông từ Hoàng Sa, Trường Sa cho đến đầu eo biển Malacca, đầy lui Hải Quân Mỹ ra khỏi khu vực, theo nhận định của một trang mạng thân điện Kremli.

Theo nhà báo Nikolai Litovkin trên mạng RBTH ( Russie Beyond The Headlines, thân chính phủ Nga) thì đây là lần thứ năm Nga-Trung tập trận chung trong khuôn khổ chiến dịch « Hải Thượng Liên Hợp » kể từ 2012.
Nhưng đây là lần đầu tiên một khu vực bất ổn được chọn làm nơi diễn tập.

Trung Quốc tranh giành 95% diện tích vùng biển được Bắc Kinh gọi là Nam Hải và có nhiều xung khắc với bốn nước Đông Nam Á Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Tháng 7 vừa qua, Toà Trọng Tài quốc tế La Haye, chiếu theo đơn kiện của Philippines đã bác bỏ mọi đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.

Vấn đề là tại sao Nga lại bênh vực Trung Quốc trong hồ sơ này ? Tại Thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu hồi tuần trước , tổng thống Vladimir Putin chỉ trích Toà Trọng Tài.
Hôm nay Hải Quân Nga sánh vai với Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa, cho dù tập trận « chiếm đảo » chỉ giới hạn ở ngoài khơi Quảng Đông.

Hợp tác quân sự Nga-Trung lâu dài

Theo lý giải của mạng thông tin RBTH thì Nga sẽ được nhiều lợi thế chiến lược một khi Trung Quốc kiểm sóat được Biển Đông từ Trường Sa cho đến eo biển Malacca và đẩy ra xa ảnh hưởng của Mỹ và các đồng minh.

Chuyên gia chiến lược Nga Viktor Litovkin đưa ra một số nhận định sau đây :

- Dù vô tình hay cố ý, nước Nga ủng hộ Trung Quốc « tranh đoạt các đảo » ở Biển Đông. Các đảo nhân tạo, các cơ sở quân sự của Trung Quốc sẽ giúp cho Nga một lá chắn chống lại hạm đội Mỹ, hệ thống hỏa tiển chống hỏa tiển Aegis, tên lửa phòng không SM3 và tên lửa hành trình Tomahawk.

- Washington chủ trương tôn trọng quyền tự do hàng hải. Quan điểm này đi ngược lại quyền lợi của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc, một khi hoàn tất các đảo nhân tạo tiền đồn, sẽ làm cho Hải Quân Mỹ không thể hoạt động trong khu vực.

Cùng nhận định, chuyên gia Alexey Maslov cho rằng trong tương lai gần, Biển Đông trở thành ao nhà của Trung Quốc. Do vậy, trong thời gian gần đây, hợp tác song phương Matxcơva- Bắc Kinh trong lãnh vực công nghệ quốc phòng thuận buồm xuôi gió hơn hẳn các lãnh vực kinh tế thương mại.

Chuyên gia Alexey Maslov tin rằng Nga và Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng thành lập một trục quân sự nhưng không chặt chẽ và trói buộc như NATO của Tây Phương.

Việt Nam có còn xem Nga là bạn ?

Thái độ ủng hộ Trung Quốc của ông Putin làm giới phân tích phương Tây ngạc nhiên.

Theo nhà phân tích Úc Eun Graham thì « Nga đang ngồi trên lò thuốc súng Biển Đông ». Khi đi theo Trung Quốc, hy sinh quyền lợi trong quan hệ với Việt Nam và với ASEAN, thái độ của Nga hoàn toàn khác với lập trường thận trọng và trung lập từ trước đến nay. Matxcơva từng nỗ lực cải thiện quan hệ kinh tế, thương mại với Đông Nam Á và gần đây đã nâng cấp « quan hệ chiến lược » với Hà Nội.

Cho dù Liên Xô tan rã, Việt Nam vẫn là đối tác quan trọng của Nga từ vũ khí, tàu ngầm, hải cảng Cam Ranh cho đến khai thác dầu khí.

Liệu giới dầu khí ở Matxcơva chấp nhận hy sinh quyền lợi ở Biển Đông ?
Liệu Việt Nam có còn xem Nga là bạn hữu « đáng tin cậy » hay không ?
ASEAN tự hỏi tại sao Nga ủng hộ một đại cường dòm ngó lãnh thổ láng giềng ?

Khi đem một lực lượng vỏn vẹn 5 tàu quân sự cũ kỷ tham dự một cuộc tập trận nhỏ, thật sự không phải ở Hoàng Sa và Trường Sa, mà chỉ giới hạn ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, tổng thống Putin có thể thỏa mãn lòng bất bình của ông Tập Cận Bình vì phán quyết La Haye.

Thế nhưng, chủ nhân điện Kremli có cân nhắc hết mọi lợi hại hay không ?
Coi chừng mất cả chỉ lẫn chài, theo nhận định của nhà báo Úc Eun Graham.

Switch mode views: