Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Việt Nam đối phó ra sao với ADIZ của Trung Quốc ở Biển Đông?

Biendong- vietnam 1

Không ảnh của CSIS cho thấy đường băng của Trung Quốc xây dựng trên ccaro đá Xu-bi ( Subi Reef). Ảnh cung cấp cho Reuters ngày 15/01/2016
REUTERS/CSIS

Theo nhiều dự đoán thì bước kế tiếp của Trung Quốc để áp đặt chủ quyền của họ trên Biển Đông sẽ là tuyên bố thiết lập một Vùng Nhận dạng Phòng không ( ADIZ ), tương tự như vùng mà Bắc Kinh đã lập trên biển Hoa Đông năm 2013.

Trong trường hợp đó, phản ứng của các nước khác, đặc biệt là Việt Nam, có thể sẽ là như thế nào?
Đó là nội dung bài viết của giáo sư Alexander L. Vuving, thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á –Thái Bình Dương, Daniel K. Inouye (DKI-APCSS), đăng trên trang mạng The National Interest ngày 06/06/2016.

Trung Quốc được dự báo sắp tuyên bố lập ADIZ ở Biển Đông đúng vào lúc mà Tòa án Trọng tài Thường trực chuẩn bị ra phán quyết về vụ Philippines kiện bản đồ đường “lưỡi bò” mà Bắc Kinh tự vẽ ra để khẳng định chủ quyền của họ trên 80% diện tích vùng Biển Đông.

Nếu bản đồ đường “lưỡi bò” bị tòa án nói trên xem là phi pháp, thì ADIZ sẽ thay thế bản đồ này như là một công cụ pháp lý để tiếp tục áp đặt chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông.
Như vậy, việc Bắc Kinh tuyên bố lập ADIZ là đúng thời điểm.

Theo giáo sư Alexander L. Vuving, trong trường hợp đó, Hoa Kỳ, vì không phải là một nước tranh chấp chủ quyền biển đảo của Trung Quốc, sẽ không thể làm gì khác hơn là gởi các oanh tạc cơ và chiến đấu cơ vào trong vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông để tỏ thái độ không chấp nhận quyết định này, tương tự như họ đã làm đối với ADIZ trên biển Hoa Đông.

Washington cũng có thể gia tăng tuần tra trên Biển Đông và điều thêm tàu và phi cơ đến sát các đảo mà Trung Quốc đang chiếm giữ.
Nhưng sự hiện diện gia tăng này sẽ không thấm vào đâu so với đội ngũ hàng trăm tàu vũ trang của Trung Quốc thường xuyên có mặt tại Biển Đông.

Nhưng còn các nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ phản ứng như thế nào?
Theo nhận định của giáo sư Alexander L. Vuving, trong ván bài này, các nước kia có những lá bài rất tốt, mà những lá bài tốt nhất là nằm trong tay Việt Nam.

Trước hết là đối với Philippines, nếu Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông, Manila có thể tăng cường hiệp định hợp tác quốc phòng với Washington và cho Hoa Kỳ sử dụng thêm căn cứ hải quân của Philippines để nâng cao khả năng của Mỹ đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông.

Về phần Malaysia và Việt Nam, theo giáo sư Vuving, có thể theo chân Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, cũng như cho Hoa Kỳ tiếp cận dễ dàng hơn các căn cứ hải quân và không quân trên các bờ biển hướng về Biển Đông.

Về điểm này thì Việt Nam có lợi thế hơn vì Vịnh Cam Ranh và Đà Nẵng là hai địa điểm tốt nhất để vô hiệu hóa các tác động của những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông.

Mặt khác, Việt Nam cũng có thể gây áp lực rất mạnh lên Trung Quốc nếu Hà Nội kiện Bắc Kinh ra trước tòa án quốc tế. Việc Trung Quốc lập ADIZ chồng lấn lên không phận Việt Nam sẽ là giọt nước làm tràn ly, Hà Nội sẽ không còn e ngại kiện láng giềng khổng lồ ra tòa.

Đối lại với ADIZ của Trung Quốc, Việt Nam, cùng với Philippines và Mmalaysia, cũng có thể tuyên bố lập một ADIZ riêng.
Theo giáo sư Vuving, một vùng ADIZ của Việt Nam bao phủ luôn cả quần đảo Hoàng Sa sẽ gây những tác hại mà Trung Quốc cố tránh.

Lý do là vì cho tới nay Bắc Kinh chỉ công nhận có tranh chấp trên quần đảo Trường Sa, còn Hoàng Sa không có tranh chấp gì.
Việc lập vùng ADIZ của Việt Nam, dù không phải là một hình thức khẳng định chủ quyền, coi như cũng là xác lập một sự quản lý của Việt Nam lên quần đảo Hoàng Sa, bị Trung Quốc chiếm giữ hoàn toàn và kiểm soát từ năm 1974.

Cho nên, giáo sư Vuving kết luận, việc Trung Quốc tuyên bố lập vùng ADIZ ở Biển Đông không hẳn là vấn đề thời điểm nữa, mà tùy thuộc nhiều vào phản ứng của các nước tranh chấp khác, đặc biệt là Việt Nam.

Switch mode views: