Pháp kêu gọi chính quyền Cam Bốt thương thuyết với đối lập
- Thứ Sáu, 17 tháng Giêng năm 2014 06:20
- Tác Giả: Trọng Thành
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius
RFI
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius kêu chính quyền Cam Bốt thương thuyết với đối lập và cảnh cáo Phnom Penh không nên có bất cứ động thái nào khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn, có thể làm bùng lên các xung đột.
Lời phát biểu của Ngoại trưởng Pháp được đưa ra trong buổi trình bày về chính sách ngoại giao của Pháp tại Quốc hội, hôm qua, 15/01/2014.
Ngoại trưởng Laurent Fabius tuyên bố : « Chúng tôi kêu gọi đàm phán để làm dịu lại bầu không khí vốn đã quá căng thẳng hiện nay ».
Ngoại trưởng Pháp khẳng định Paris hết sức quan tâm đến các quyết định của chính quyền Cam Bốt liên quan đến các lãnh đạo đối lập.
Theo Bộ trưởng ngoại giao Laurent Fabius, « không có giải pháp nào khác (để giải quyết khủng hoảng) ngoài việc tôn trọng các cơ chế dân chủ và tất cả những gì dẫn đến một xung đột, đặc biệt từ phía chính quyền, sẽ không thể nhận được sự ủng hộ » của nước Pháp, « thương thuyết không thay thế được tiến trình dân chủ, nhưng cho phép mang lại sự ổn định mà đất nước này rất cần ».
Trong phát biểu nói trên, Ngoại trưởng Laurent Fabius cũng nhấn mạnh đến mối liên hệ sâu sắc giữa Pháp và Cam Bốt về văn hóa và lịch sử.
Một loạt các cam kết hành động chung khiến hai dân tộc gắn bó với nhau và Pháp sẽ không bỏ rơi nhân dân Cam Bốt.
Hôm thứ Ba, 14/01/2014, các lãnh đạo đảng đối lập Cam Bốt, Chủ tịch Sam Rainsy và người phụ tá Kem Sokha, đã bị thẩm vấn suốt nhiều tiếng đồng hồ tại tòa án thủ đô.
Theo AFP, sau nhiều giờ thẩm tra kín, cuối cùng tòa án không cáo buộc hai nhà lãnh đạo đối lập tội danh nào.
Lãnh đạo đối lập Cam Bốt bị thẩm vấn sau khi phong trào đối lập tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối chính quyền, đòi Thủ tướng Hun Sen từ chức và tổ chức bầu cử lại.
Các cuộc biểu tình do đối lập tổ chức được rất đông người dân Cam Bốt tham gia.
Bên cạnh phong trào đối lập, chính phủ của Thủ tướng Hunsen phải đối mặt với làn sóng bất bình ngày càng lớn của công nhân ngành dệt may, một ngành kinh tế chủ chốt của Cam Bốt.
Các cuộc biểu tình của công nhân may mặc đòi tăng lương đầu năm nay bị chính quyền đàn áp khốc liệt, với bốn nạn nhân thiệt mạng.
Ngày 04/01/2014, ngay sau vụ cảnh sát Cam Bốt nổ súng vào công nhân ngành dệt may, Bộ Ngoại giao Pháp ra thông báo bày tỏ sự quan ngại, tái khẳng định quyền được biểu tình một cách ôn hòa và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế.
Tin mới
- Ca sĩ nhóm Pussy Riot tuyên bố tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền - 20/01/2014 00:57
- Trung Quốc : Cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo bác bỏ thông tin về gia tài đồ sộ - 20/01/2014 00:26
- Thủ tướng Nhật kêu gọi Trung Quốc và Hàn Quốc họp thượng đỉnh - 20/01/2014 00:15
- Bắc Kinh đóng tàu sân bay thứ hai - 19/01/2014 05:58
- EU - Việt Nam kết thúc đàm phán tự do mậu dịch lần thứ sáu - 19/01/2014 05:52
- Việt Nam, Cam Bốt và Thái Lan bất đồng với Lào về đập Don Sahong - 18/01/2014 06:50
- Biển Đông: Tàu Mỹ-Trung suýt đụng nhau do thủy thủ TQ còn non yếu - 17/01/2014 17:03
- Bom nổ trong đoàn biểu tình chống chính phủ, 28 người bị thương - 17/01/2014 16:58
- Tokyo kêu gọi họp thượng đỉnh Nhật-Trung-Hàn - 17/01/2014 16:45
- Philippines khuyên ngư dân ra biển đánh cá, bất chấp các quy định của Trung Quốc - 17/01/2014 16:40
Các tin khác
- Đấu khẩu Nhật-Trung thêm gay gắt - 17/01/2014 06:10
- Seoul tập trận như dự kiến, bất chấp đe dọa của Bình Nhưỡng - 17/01/2014 05:49
- Việt Nam hoãn xây nhà máy hạt nhân đầu tiên - 16/01/2014 19:56
- Thủ tướng Thái Lan: Sẽ không hoãn bầu cử - 16/01/2014 06:34
- NSA theo dõi cả máy tính không nối mạng - 15/01/2014 22:43
- Mỹ - Israel va chạm ngoại giao do nặng lời với ông Kerry - 15/01/2014 22:25
- Hollande: Kích cung thay vì kích cầu để cải tổ kinh tế Pháp - 15/01/2014 22:03
- Trung Quốc : Dự trữ ngoại tệ đạt kỷ lục 3.820 tỷ đô la - 15/01/2014 21:56
- Khủng hoảng chính trị Thái Lan : Tác hại kinh tế bắt đầu rõ nét - 15/01/2014 21:52
- Tập đoàn PetroVietnam tạm ngừng họat động tại Venezuela - 15/01/2014 21:46