Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Chiến lược triệt thoái Trung Đông của Mỹ bị Al Qaida thách đố

 IRAQ-VIOLENCE-ANBAR

Thành phố Fallouja, cách Bagdad, 60 cây số rơi vào tay lực lượng Hồi giáo thánh chiến thân al- Qaeda, ngày 04/01/2014
REUTERS/Stringer


Lực lượng Hồi giáo thánh chiến chiếm Fallouja ở Irak và gửi thành viên xâm nhập Syria cho thấy hiệu năng « chiến lược triệt thoái » của tổng thống Barack Obama và ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực Trung Đông bị hạn chế.

Trong suốt tuần qua, đích thân Phó tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhân vật then chốt trong chính phủ Mỹ đã trực tiếp gây áp lực buộc thủ tướng Irak Nouri al- Maliki phải giải hòa với các bộ tộc theo hệ phái Sunni ở vùng tây Irak trước khi mở cuộc hành quân tái chiếm Fallouja và Ramadi bị phe Sunni theo Al Qaida đánh chiếm.

Chiến thuật « hai bước » phối hợp chính trị và quân sự này từng được quân đội Mỹ tiến hành trước khi rút khỏi Irak.

Năm 2004, tại Fallouja, 95 binh sĩ Mỹ tử trận và hơn 600 bị thương trong một cuộc phản công tái chiếm được mô tả là đẩm máu nhất của quân đội Mỹ từ sau chiến tranh Việt Nam.

Nguy cơ Irak rơi vào nội chiến đã gây ra một làn sóng chỉ trích trong chính giới Mỹ mà thủ phạm, theo nhãn quan của đảng Cộng Hòa, là tổng thống Obama.

Thượng nghị sĩ đầy thế lực John McCain nhận định sự hy sinh của các chiến binh Hoa Kỳ giải phóng Irak đã trở thành vô ích tại vì chính quyền Obama chỉ muốn « rút lui thay vì ở lại củng cố những kết quả do máu xương binh sĩ Mỹ đem lại ».

Phe Cộng Hòa chỉ trích tổng thống Obama không đàm phán một hiệp ước với chính quyền Bagdad để duy trì một đạo quân đủ mạnh để có thể vừa ngăn ngừa Al Qaida trổi dậy vừa bảo đảm cho ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại vùng Vịnh.

Phía Nhà Trắng đã bác bỏ lập luận này của đối lập.
 Phát ngôn viên Jay Carney lý giải « trước đây , với 150 ngàn quân Mỹ, bạo lực vẫn xảy ra ở mức độ to lớn » thì làm sao sự hiện diện của một vài đơn vị tác chiến có thể làm cho tình hình tốt hơn ?

Theo AFP, do mệt mõi vì chiến tranh Irak và Afghanistan, công luận Mỹ hiện giờ nghiên theo quan điểm của tổng thống .

Tuy nhiên, nếu nội chiến xảy ra thì đây sẽ là một thất bại to lớn cho lãnh đạo hành pháp Hoa Kỳ, đắc cử tổng thống năm 2008 với lời hứa và nhiệm vụ chấm dứt chiến tranh.

Trong khuôn khổ chiến dịch « tái phối trí » chuyển lực lượng về châu Á Thái Bình dương để đối phó với chính sách bành trướng Trung Quốc đang đe dọa châu Á, liệu Hoa Kỳ có giải pháp nào để hổ trợ cho Bagdad ?

Hiện nay, Irak có thể trông cậy vào tên lửa Hellfire và máy bay trinh sát võ trang không người lái.
Nhưng vấn đề là thủ tướng Irak, thuộc phe Shia sẽ tập trung đánh Al qaida hay ông sẽ dùng vũ khí tối tân này để triệt hạ các nhóm võ trang Irak khác, không phải là khủng bố quốc tế ?

Đối với ngoại trưởng John Kerry, thì đó là « chuyện nội bộ của Irak ».

Áp lực chính trị của Mỹ đối với Bagdad cũng đặt ra một dấu hỏi lớn : liệu ảnh hưởng của Washington còn được bao nhiêu ?

Theo các đối thủ của tổng thống Obama thì sự kiện ông từ chối cung cấp vũ khí cho đối lập võ trang Syria cũng như quyết định không oanh kích chế độ Damas là một thông điệp mang tính chất tiêu cực của chiến lược triệt thoái.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham nhận định là không hiểu tại sao mà chính sách đối ngoại của Mỹ không tập trung đối phó với mối đe dọa càng ngày càng lớn của Al Qaida ?

Hai nhà lập pháp thuộc đảng Cộng Hòa cho rằng Hoa Kỳ đã bỏ lỡ cơ hội tốt để củng cố sự tin cậy trong nhân dân và chính giới Trung Đông : khi nội chiến ở Syria mới bắt đầu,Washington không ủng hộ phe đối lập ôn hòa tại Syria.

 Ngày nay, nước Mỹ của Obama bị khủng bố quốc tế và Hồi giáo cực đoan đặt vào thế bị động.

Tổ chức mang tên « Nhà nước Irak và Trung Đông cũ » không những tiến quân sát cửa ngõ Bagdad mà còn đưa chiến binh xâm nhập Syria, lúc đầu đánh quân đội chính phủ nhưng sau đó tấn công các lực lượng ôn hòa và cướp vũ khí do tây phương viện trợ .

Mãi cho đến tuần vừa qua, các lực lượng Hồi giáo ôn hòa ở Syria mới thành lập liên minh kháng chiến mới vừa chống Damas vừa dồn sức đánh các đơn vị thánh chiến cực đoan, kẻ thù mới, đồng minh cũ .

Nhưng Al Qaida sẽ không giới hạn tham vọng ở Irak và Syria dù Mỹ không can thiệp.

Theo tuyên bố của giám đốc FBI James Comey thì tình báo Mỹ đang lo ngại Al Qaida tuyển mộ các công dân Mỹ theo đạo Hồi chiến đấu tại Syria để sau đó đưa trở lại Mỹ gây khủng bố.

 

Switch mode views: