Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Gần 2,700 công ty xây dựng, địa ốc phá sản

VIỆT NAM (NV) -Phúc trình mới nhất của Bộ Xây Dựng Việt Nam cho biết, tổng cộng gần 2,700 công ty xây dựng và kinh doanh bất động sản bị phá sản, đóng cửa, giải thể trong năm qua. Trong số này, có 80% công ty sập tiệm thuộc ngành xây dựng. Số còn lại là công ty địa ốc, mua bán nhà đất.

VN diaoc

 

Ðường vào các khu dự án xây dựng vắng vẻ. (Hình: VietNamNet)

 

 

Theo VietNamNet, tình hình đóng băng của thị trường bất động sản kéo dài khiến các công ty sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng trang trí nhà cửa, nội thất... chịu ảnh hưởng dây chuyền.

Cũng trong năm qua, số lượng hàng vật liệu xây dựng tồn kho lên tới 3,862 tỉ đồng, tương đương 19.3 triệu đôla, gồm nửa triệu tấn xi măng và hàng triệu thước vuông gạch, kính xây dựng, 20,000 tấn thép, v.v...

Ðể mở lối ra cho ngành xây dựng trước tình hình thê thảm này, Bộ Xây Dựng cho hay sẽ cho chuyển đổi một số khu nhà thương mại sang nhà ở để các công ty xây dựng, địa ốc có cơ hội giải tỏa hàng tồn kho...

VietNamNet cũng cho biết, trong năm qua diễn ra hàng trăm thương vụ mua bán, trừ cấn nợ diễn ra giữa các tổ hợp kinh doanh địa ốc. Một số tổ hợp nhờ vậy mà giảm được tình trạng đầu tư dàn trải, bớt nợ, thu hồi một ít vốn, tránh lỗ lã trầm trọng, v.v.. Tuy nhiên, vẫn có một số tổ hợp phải bán tháo bán đổ các dự án xây dựng lâu nay bỏ hoang để may ra thu hồi lại một ít vốn.

VN-nhahoang

 

Khu nhà mới bỏ hoang. (Hình: VietNamNet)

 

 

Thực tế cho thấy năm 2012 là năm thê thảm chưa từng có của ngành kinh doanh địa ốc, nhà đất và xây dựng. Không ít đại công ty phát triển vùn vụt trước đó bỗng dưng bị “bốc hơi” hàng ngàn tỉ đồng tiền vốn trong năm này.

Công ty Quốc Cường-Gia Lai là một thí dụ điển hình.

VietNamNet dẫn phúc trình của bà Nguyễn Thị Như Loan, tổng giám đốc công ty Quốc Cường-Gia Lai cho biết đã bị “bốc hơi” trên 1,000 tỉ đồng, tương đương 50 triệu đôla, chỉ riêng trong hai năm 2011 và 2012. Công ty này đã bị lỗ nặng vì vay vốn ngân hàng để đầu tư dàn trải trong khi kết quả kinh doanh không như ý muốn. (PL)

Switch mode views: